Công văn 3287/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc đôn đốc nợ thuế

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3287/TCHQ-KTTT

Công văn 3287/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc đôn đốc nợ thuế
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3287/TCHQ-KTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Ngọc Túc
Ngày ban hành:10/07/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hải quan

tải Công văn 3287/TCHQ-KTTT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3287/TCHQ-KTTT
NGÀY 10 THÁNG 07 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐÔN ĐỐC NỢ THUẾ

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh thành phố

 

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính về việc làm lành mạnh nợ đọng thuế ngành Hải quan. Để đôn đốc và thu hồi nợ đọng thuế thống nhất trong toàn ngành và đạt hiệu quả cao, Tổng cục Hải quan yêu cầu Hải quan các tỉnh thành phố như sau:

 

I. CÁC BIỆN PHÁP THU HỒI NỢ:

 

1. Thành lập tổ đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế do Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo gồm các thành phần: Nghiệp vụ, Thanh tra, xử lý, ĐTCL, và KTSTQ để đôn đốc nợ thuế.

2. Đưa lên phương tiện thương tin đại chúng các đối tượng nợ thuế đã được nhắc nhở nhiều lần mà không chịu nộp thuế.

3. Liên hệ với cục thuế địa phương để đôn đốc nợ thuế.

4. Gửi danh sách nợ thuế kho Cục Thuế địa phương để Cục Thuế khấu trừ các khoản được hoàn trả của doanh nghiệp vào số nợ của Hải quan (nếu có).

5. Cục trưởng cục Hải quan địa phương làm việc với Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố để yêu cầu trích số dư trên tài khoản để nộp thuế, hoặc phong toả tài khoản tại các Ngân hàng ở địa phương để thu hồi nợ thuế của các đối tượng nợ thuế.

6. Cục trưởng cục Hải quan địa phương làm việc với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế theo luật định như: kê biên tài sản, thu giữ hàng hoá để lấy tiền nộp ngân sách nhà nước của các đối tượng nợ thuế.

7. Không được làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp nợ thuế, kể cả trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng lại uỷ thác cho các đơn vị khác nhập khẩu (trừ trường hợp doanh nghiệp nợ thuế được tạm giải toả cưỡng chế theo qui định).

8. Các đơn vị triển khai thực hiện ngay sau khi nhận được công văn này và báo cáo tình hình nợ, kết quả thu đòi nợ về Tổng cục theo định kỳ 10 ngày 1 lần.

9. Kết quả đôn đốc nợ đọng thuế được coi là chỉ tiêu để đánh giá thi đua của đơn vị. Cục trưởng, chi cục trưởng Hải quan các tỉnh thành phố phải chịu trách nhiệm về việc nợ thuế và thu hồi nợ thuế của đơn vị trước Tổng cục trưởng.

 


II. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ CÓ TÍNH CHẤT KHÁC NHAU:

 

1. Nợ của các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, phải thu đòi:

Đối với khoản nợ này, yêu cầu Hải quan các địa phương đôn đốc kịp thời, quyết liệt và thực hiện đúng theo qui định của pháp luật như trích tài khoản, thu hàng hoá, kê biên tài sản để khoản nợ này không trở thành các khoản nợ khó đòi.

2. Nợ của các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không chịu thanh toán:

Đối với khoản nợ này, yêu cầu Hải quan địa phương cần áp dụng các biện pháp mạnh như: đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, phong toả tài khoản, kê biên tài sản, thu giữ hàng hoá..., hoặc đề nghị truy tố pháp luật đối với các doanh nghiệp chây ì không chịu nộp thuế để thu hồi nợ. Trong quá trình đôn đốc và thực hiện các biện pháp nêu trên nếu có vướng mắc báo cáo ngay về Tổng cục để có biện pháp tiếp theo.

Khoản nợ này, các đơn vị phải giải quyết xong trong tháng 8/2003.

3. Nợ của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc không có khả năng thu đòi: Cục Hải quan kết hợp với Cục Thuế địa phương xác định việc thua lỗ và kiên quyết thu đòi nợ thuế.

Trường hợp nào được xem xét xoá nợ theo qui định tại Điều 5 và Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày ngày 12/7/2002 của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước thì lập hồ sơ gửi về Tổng cục Hải quan để chuyển Tổng cục thuế để giải quyết theo Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính.

Khoản nợ này, các đơn vị phải đôn đốc và lập hồ sơ nợ gửi về Tổng cục trong tháng 8/2003.

4. Nợ đề nghị được xoá:

Các cục Hải quan phải gửi hết hồ sơ của số nợ đề nghị xoá tại đơn vị mình theo hướng dẫn về Tổng cục trong tháng 8 năm 2003.

5. Số nợ được khoanh, được giãn:

Hải quan địa phương yêu cầu các đối tượng nợ này phải làm cam kết, lập kế hoạch trả nợ và không được để số nợ này phát sinh quá hạn. Yêu cầu các đơn vị Hải quan phải theo dõi thường xuyên và đôn đốc thu nộp theo kế hoạch hoặc cam kết, nếu không trả nợ đúng theo kế hoạch, cam kết hoặc có phát sinh nợ thuế quá hạn khác thì cưỡng chế ngay, đồng thời áp dụng ngay các biện pháp theo luật định để thu hồi nợ.

6. Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản:

Yêu cầu Hải quan các địa phương liên hệ với cơ quan có thẩm quyền xác định rõ việc giải thể của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp giải thể để chia tách, sáp nhập thì phải kiên quyết thu đòi.

Trường hợp Ban giải thể còn hiệu lực thì phải liên hệ để thu đòi nợ. Nếu không còn ban giải thể thì lập danh sách báo cáo về Tổng cục để trình Bộ xin hướng giải quyết.

Trong tháng 10/2003 các đơn vị Hải quan theo dõi có các khoản nợ này phải hoàn thành việc lập hồ sơ nợ thuế của từng đối tượng nợ. Hồ sơ nợ bao gồm: các tờ khai nợ thuế; quyết định giải thể hoặc xác nhận việc giải thể của cơ quan có thẩm quyền như UBND tỉnh, TP, quan, huyện hoặc bộ ngành chủ quản; các biện pháp đã thực hiện để thu đòi nợ của Hải quan nơi theo dõi nợ.

7. Nợ của các doanh nghiệp không còn địa chỉ (doanh nghiệp mất tích).

Hải quan các địa phương (chủ yếu là lực lượng chống buôn lậu) phải xác định rõ từng trường hợp cụ thể không có địa chỉ kết hợp với công an và các cơ quan có liên quan để truy tìm và thu hồi nợ thuế. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo ngay về Tổng cục để giải quyết.

Vụ kiểm tra thu thuế XNK tổng hợp và gửi danh sách các doanh nghiệp này cho Hải quan các địa phương để kiểm tra và báo cáo về Tổng cục các vướng mắc.

Việc xác định các doanh nghiệp không còn địa chỉ các đơn vị phải thực hiện xong trong tháng 8/2003.

8. Nợ chờ ghi thu ghi chi:

Yêu cầu Hải quan địa phương hướng dẫn doanh nghiệp trình tự, thủ tục thanh khoản. Nếu có vướng mắc báo cáo ngay về Tổng cục để giải quyết.

Khoản nợ này, các đơn vị phải giải quyết xong trong tháng 8/2003.

9. Nợ chờ xét miễn thuế hàng an ninh quốc phòng, đầu tư:

Đối với khoản nợ này, yêu cầu các đơn vị báo cáo ngay các vướng mắc trong việc thanh khoản nợ thuế.

Báo cáo gửi về Tổng cục trong tháng 7/2003.

10. Nợ xe máy đang chờ quyết toán đề xác định lại số thuế phải nộp:

Yêu cầu Hải quan các địa phương đôn đốc các doanh nghiệp đến quyết toán ngay để xác định số thuế phải nộp.

Cưỡng chế làm thủ tục hải quan ngay và không điều kiện đối với các trường hợp nợ xe máy không đến quyết toán hoặc quyết toán rồi nhưng không nộp thuế.

Các cục Hải quan lập danh sách các doanh nghiệp không đến quyết toán và báo cáo tình hình nợ gửi về Tổng cục trước ngày 25/7/2003.

11. Một số biện pháp khác để thu hồi nợ thuế:

* Đối với số nợ từ 1.000.000 đ (một triệu đồng) trở xuống yêu cầu Hải quan địa phương lập biên lai thu ngay số nợ thuế tại đơn vị mình quản lý trước khi cho doanh nghiệp đăng ký mở tờ khai Hải quan.

* Đối với số nợ từ trên 1.000.000 đ (một triệu đồng) đến 10 triệu đồng. Yêu cầu Hải quan các địa phương thường xuyên đôn đốc nhắc nhở và có biện pháp thích hợp để các doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN.

12. Đối với nợ thuế tạm thu:

* Các đơn vị phải đôn đốc tích cực số nợ này, phải thông báo hoặc trực tiếp đến yêu cầu các doanh nghiệp thanh khoản nợ thuế, nếu doanh nghiệp nào cố tình không đến thanh khoản mà không có lý do chính đáng thì thực hiện biện pháp cưỡng làm thủ tục hải quan trên toàn quốc.

* Các trường hợp không thanh khoản được nợ thuế do thiếu chứng từ, yêu cầu các cục Hải quan báo cáo rõ thiếu như thế nào mà đề xuất biện pháp xử lý. Khoản nợ này phải báo cáo trong tháng 9/2003.

* Đối với các trường hợp đã nộp thuế vào tài khoản tạm thu thì Hải quan phải đốc thúc doanh nghiệp đến làm thủ tục hoàn thuế.

Nếu không đến làm thủ tục hoàn thuế mà không có lý do chính đáng thì Hải quan nơi theo dõi nợ thuế phải lập hồ sơ để kiểm tra doanh nghiệp xác định hàng hoá đó có tiêu thụ trong nội địa không (nếu đã tiêu thụ nội địa thì phải xử lý theo đúng pháp luật).

Yêu cầu các đơn vị báo cáo số tiền trên tài khoản thuế tạm thu; tình hình tồn đọng và các biện pháp xử lý trong tháng 8/2003.

Trên đây là các biện pháp để xử lý các khoản nợ đọng thuế trong toàn ngành. Yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay, và đề xuất tiếp các biện pháp khác (nếu có) để việc thu hồi nợ đọng có hiệu quả hơn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo ngay về Tổng cục để hướng dẫn tiếp.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi