Công văn 2994/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc giới thiệu một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư 92/2015/TT-BTC

thuộc tính Công văn 2994/TCT-TNCN

Công văn 2994/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc giới thiệu một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư 92/2015/TT-BTC
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2994/TCT-TNCN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Phi Vân Tuấn
Ngày ban hành:24/07/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------
Số: 2994/TCT-TNCN
V/v: Giới thiệu một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015
 
 
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
 
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh và hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.
Đề nghị các Cục Thuế thực hiện phổ biến đến cán bộ thuế và thông báo đến người nộp thuế trên địa bàn quản lý các nội dung của Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên, trong đó trọng tâm vào một số nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
I. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
1. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.1 Về việc xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 92/2015/TT-BTC) thì:
Từ năm 2015 cá nhân kinh doanh (hộ kinh doanh) nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, trừ cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo từng lần phát sinh, cá nhân cho thuê tài sản, cá nhân làm đại lý bán đúng giá, không phân biệt có thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ hay không.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 111/2013/TT-BTC) thì:
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
1.2. Về việc xác định doanh thu tính thuế có sử dụng hoá đơn đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Từ ngày 01/01/2016, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ vào doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn, không phân biệt hoá đơn sử dụng theo quyển hay hoá đơn sử dụng lẻ theo từng số.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết a.1.2 điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
- Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển: nếu doanh thu trên hoá đơn thấp hơn hoặc bằng doanh thu khoán thì cá nhân chỉ phải nộp thuế khoán; nếu doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế khoán cá nhân phải nộp bổ sung thuế đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì cá nhân nộp thuế khoán đồng thời khai và nộp thuế đối với toàn bộ doanh thu trên hoá đơn theo từng lần phát sinh.
1.3. Về việc cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề
Theo hướng dẫn tại tiết b.3 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp không xác định riêng được từng lĩnh vực, ngành nghề thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định của một ngành nghề kinh doanh chính.
1.4. Về việc điều chỉnh doanh số khoán
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, ...) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) thì:
Trường hợp hộ khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế, không phân biệt doanh thu thay đổi từ 50% trở lên.
2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản
2.1. Về việc xác định đối tượng khai thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc
- Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Cá nhân cho thuê tài sản phải trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
2.2. Về việc xác định kỳ khai thuế
Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng, hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
- Cá nhân cho thuê tài sản được lựa chọn khai thuế theo từng kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm, không phải quyết toán thuế đối với doanh thu cho thuê tài sản.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
- Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng tại cơ quan thuế quản lý nơi có tài sản cho thuê.
- Cá nhân cho thuê tài sản khai thuế theo quý hoặc khai thuế theo từng hợp đồng phát sinh và phải quyết toán thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản theo năm.
2.3. Về hồ sơ khai thuế
Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Cá nhân cho thuê tài sản chỉ phải nộp kèm theo tờ khai bản chụp hợp đồng thuê tài sản một lần duy nhất nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng.
Trước đây,
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Cá nhân phải nộp kèm theo tờ khai bản chụp hợp đồng thuê tài sản mỗi lần khai thuế.
3. Đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
3.1. Về việc khấu trừ thuế, khai thuế tại Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp xác định số tiền hoa hồng trả cho cá nhân tại đơn vị trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với số tiền hoa hồng nhận được tại đơn vị từ 100 triệu/năm trở xuống.
- Doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Trước đây,
Theo quy định tại Luật thuế TNCN số 04/2007/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 thì:
- Không quy định ngưỡng doanh thu chịu thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh. Do đó, Doanh nghiệp trước khi trả tiền cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp khấu trừ thuế theo Biểu thuế hướng dẫn tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nếu mức chi trả trên 9 triệu đồng.
- Hướng dẫn tại khoản 1 Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: Doanh nghiệp trả tiền cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp phải khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp theo mẫu 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
3.2. Về việc khai thuế năm
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Cá nhân ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nhưng cá nhân không uỷ quyền cho Công ty XSKT, DNBH, DN BHĐC khấu trừ và nộp thay thì cuối năm cá nhân có trách nhiệm khai thuế một lần vào Tờ khai thuế năm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân, theo đó cá nhân không phải tự khai thuế.
4. Đối với xác định ngưỡng doanh thu không chịu thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1, điểm b và c khoản 1 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 3, điểm b và c khoản 1 Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính thì:
- Từ năm 2015 trở về trước ngưỡng doanh thu 100 triệu đồng chỉ áp dụng với thuế GTGT. Đối với thuế TNCN, cá nhân phải nộp thuế nếu có thu nhập đến mức phải chịu thuế.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức thu nhập tính thuế được tính theo từng cá nhân để tính giảm trừ gia cảnh.
5. Đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
- Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì: không hướng dẫn cụ thể về việc khai thuế đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, do đó, từng cá nhân phải trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
1. Về công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Hàng năm, Chi cục Thuế có trách nhiệm niêm yết để lấy ý kiến công khai về doanh thu và mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Việc công khai phải thực hiện 2 lần: lần 1 là mức dự kiến và lần 2 là mức chính thức.
- Đối với mức thuế khoán đang thực hiện của năm 2015, chậm nhất là ngày 30/8/2015 Chi cục Thuế thực hiện: niêm yết công khai Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, Danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trụ sở Đội thuế, Ban quản lý chợ;... ; gửi tài liệu niêm yết công khai như nêu trên đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; đồng thời gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới từng cá nhân kinh doanh. Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD được lập theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 9 Điều 6 Thông tư này.
- Từ năm 2016, theo hướng dẫn tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì ngoài việc niêm yết công khai tại cơ quan thuế, UBND, Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, Chi cục Thuế còn phải thực hiện gửi tài liệu niêm yết công khai như sau:
+ Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 và lần 2 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.
+ Chi cục Thuế gửi Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán lần 1 và lần 2 cho từng cá nhân kinh doanh, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi của cá nhân kinh doanh (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.
Bảng công khai gửi cho cá nhân được lập theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) cá nhân kinh doanh trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của các cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của không quá 200 cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai theo ngành hàng.
+ Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước ngày 30 tháng 01 hàng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện; và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ;... đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin để giám sát của người dân và cá nhân kinh doanh.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
- Không quy định Chi cục Thuế phải gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 và lần 2 đến Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận/huyện/xã/phường/thị trấn.
- Không quy định Chi cục Thuế phải gửi Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trực tiếp đến từng cá nhân kinh doanh.
- Không quy định Chi cục Thuế phải niêm yết công khai thông tin lần 2 về cá nhân nộp thuế khoán tại trụ sở UBND, Đội thuế, Ban quản lý chợ,...
2. Về việc gửi thông báo thuế đến cá nhân kinh doanh
Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 5 và điểm a.1 khoản 9 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Thông báo thuế (dự kiến và chính thức) được gửi trực tiếp đến cá nhân kinh doanh, yêu cầu phải có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo hoặc cơ quan thuế phải thực hiện việc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế đến cá nhân kinh doanh mà không yêu cầu người nộp thuế phải trực tiếp nhận Thông báo.
3. Về trách nhiệm của Cục thuế trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc xác định doanh thu và mức thuế khoán của cá nhân kinh doanh tại các Chi cục thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì Cục Thuế có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu quản lý thuế tập trung của ngành để phân tích, đánh giá và chỉ đạo việc lập Sổ bộ thuế của các Chi cục Thuế cụ thể như sau:
- Cục Thuế có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 20% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế dự kiến. Kết quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.
- Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, Cục Thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 10% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến cho năm sau và điều chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu doanh thu thay đổi 50% so với doanh thu khoán.
- Nội dung kiểm tra thực tế của Cục Thuế quy định tại khoản 8 Điều này gồm: kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; kiểm tra thực tế đối với ít nhất 15% số cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro theo tiêu chí hướng dẫn tại điểm c khoản 12 Điều 6 Thông tư này.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì: không quy định cụ thể trách nhiệm của Cục thuế trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc lập Sổ bộ thuế của các Chi cục thuế.
4. Về một số nội dung khác trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Theo hướng dẫn tại khoản 12 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách những cá nhân kinh doanh này báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
- Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cá nhân kinh doanh dựa trên thông tin tại hồ sơ khai thuế của cá nhân và thực hiện quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trên ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế.
- Cục Thuế có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí rủi ro đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo từng đối tượng, địa bàn quản lý theo các tiêu chí rủi ro như:
+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới;
+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,...);
+ Cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi phí điện, chi phí nước,...); so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hoá (hàng hoá mua vào, hàng hoá trưng bày, hàng hoá tồn kho,...);
+ Cá nhân nộp thuế khoán nhưng thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp;
+ Cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế;
+ Cá nhân nộp thuế khoán có từ hai (02) địa điểm kinh doanh trở lên;
+ Cá nhân nộp thuế khoán nợ thuế.
- Chi cục Thuế có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin biến động trong quá trình quản lý đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Định kỳ đến ngày 01 tháng 11 hàng năm, các Chi cục Thuế, Cục Thuế phải xây dựng xong cơ sở dữ liệu về cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán (bao gồm cả cá nhân kinh doanh chưa đến ngưỡng nộp thuế) trên cơ sở thông tin từ hồ sơ của người nộp thuế, kết quả số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế và thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
- Tổng cục Thuế hướng dẫn quy trình, trình tự, phương pháp xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế khoán theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra, thu thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
- Cơ quan thuế không lập danh sách những cá nhân kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp để gửi cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
- Ngành thuế chưa triển khai đồng bộ, đầy đủ cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp rủi ro.
5. Về uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh
Theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Tại các địa bàn chưa thực hiện nộp thuế qua phương thức điện tử, Cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm cho các tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Việc uỷ nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với Tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Tổ chức được uỷ nhiệm thu là các đơn vị như: Ban quản lý chợ; Trung tâm thương mại; hoặc các doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước đáp ứng điều kiện thuận lợi cho cá nhân nộp thuế vào ngân sách nhà nước như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện lực,...
- Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế thống nhất trong cả nước theo quy định hiện hành về uỷ nhiệm thu và quy định tại Điều này.
Trước đây,
Theo hướng dẫn trước đây (công văn số 123/TCT-CC ngày 10/01/2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về công tác uỷ nhiệm thu thuế) thì từ năm 2014, Cơ quan thuế trực tiếp quản lý và tổ chức thu thuế của hộ kinh doanh nộp thuế khoán, không thực hiện ủy nhiệm thu. Riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu đến hết năm 2014 cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn hoặc Ban quản lý chợ thu thuế đối với các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ (mức thuế môn bài bậc 3,4,5,6) tại các địa bàn có số điểm thu của Ngân hàng, Kho bạc còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thu nộp thuế của hộ kinh doanh.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN
1. Đối với thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế
1.1. Về khoản thu nhập từ trợ cấp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì không hướng dẫn cụ thể đối với khoản trợ cấp này.
1.2. Về khoản bảo hiểm không bắt buộc không có tích luỹ về phí bảo hiểm
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Hướng dẫn cụ thể trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí),...
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Không hướng dẫn cụ thể cho trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm.
1.3. Về khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết đ.5 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Đối với khoản chi về phương tiện đưa đón riêng từng cá nhân phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón, chỉ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản chi về phương tiện phục vụ tập thể người lao động.
1.4. Về khoản chi đám hiếu, hỉ cho người lao động và gia đình người lao động
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Bổ sung không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trước đây,
Theohướng dẫn tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: chưa có hướng dẫn khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
1.5. Về khoản thu nhập từ lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trước đây:
Theohướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn.
2. Về quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam
Theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì: đối với doanh thu, thu nhập nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại ngân hàng nơi cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập. Trường hợp cá nhân không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
3. Về việc tính thuế đối với khoản tích luỹ bảo hiểm do người sử dụng lao động mua cho người lao động.
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm thì đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.
- Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ ngay thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp cho người lao động.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về thời điểm khấu trừ thuế trong trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm không bắt buộc cho người lao động từ các công ty bảo hiểm nước ngoài không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
4. Về việc tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
- Bổ sung hướng dẫn cụ thể với trường hợp nhận thừa kế quà tặng gồm nhiều mã chứng khoán thì thu nhập tính thuế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
- Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế TNCN đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân phải tự nộp theo quy định.
Trước đây,
Thông tư số 111/2013/TT-BTC chưa có hướng dẫn cụ thể về việc này.
5. Về việc bù trừ nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân với nghĩa vụ của tổ chức trả thu nhập
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế phải nộp thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế nộp thừa được cơ quan thuế tự động bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Sau khi bù trừ mà vẫn còn số thuế nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước để hoàn trả thuế theo quy định mà không được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo.
VI. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1. Về nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN
1.1. Đối với tổ chức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế TNCN đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế TNCN theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đều có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN.
1.2. Đối với Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng chỉ có trách nhiệm khấu trừ và khai thuế trong năm, không phải quyết toán nghĩa vụ khấu trừ vào cuối năm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đều có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN.
1.3. Đối với thu nhập không phải quyết toán thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ bảo hiểm không bắt buộc do người sử dụng lao động mua và đóng góp cho người lao động đã khấu trừ thuế theo thuế suất 10%.
Trước đây,
Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ bảo hiểm không bắt buộc do người sử dụng lao động mua và đóng góp cho người lao động đã khấu trừ thuế theo thuế suất 10%.
2. Về việc uỷ quyền quyết toán thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
Trường hợp người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm e.3 khoản 2 Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
3. Về sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, tờ khai thuế
Các mẫu biểu, tờ khai tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã thay thế toàn bộ mẫu biểu, tờ khai tương ứng tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Các mẫu biểu, tờ khai mới được đánh số theo nguyên tắc phân nhóm theo đối tượng và tính chất để dễ nhớ, dễ phân biệt và mỗi nhóm có thể bổ sung hoặc cắt giảm mẫu mà không ảnh hưởng đến số thứ tự. Cụ thể:
- Nhóm mẫu có ký hiệu “01” dành cho cá nhân kinh doanh.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “02” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với tiền lương, tiền công.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “03” dành cho cá nhân khai thuế đối với chuyển nhượng bất động sản.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “04” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với các loại thu nhập khác.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “05” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “06” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ các loại thu nhập khác.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “07” dành cho các mẫu đơn đề nghị của người nộp thuế (không bao gồm đơn đề nghị miễn giảm thuế).
- Nhóm mẫu có ký hiệu “08” dành cho các mẫu đơn liên quan đến miễn giảm thuế.
- Nhóm mẫu có ký hiệu “09” dành cho các mẫu liên quan đến xác nhận về người phụ thuộc.
Tổng cục Thuế thông báo một số nội dung sửa đổi, bổ sung chính tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính để các Cục Thuế triển khai thực hiện./.
 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (BTC);
- Vụ Pháp chế (TCT);
- Website Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TNCN.Linh
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG



Phi Vân Tuấn
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION

Official Dispatch No.2994/TCT-TNCN dated July 24, 2015 of the General Department of Taxation on Introduction to some contents of Circular No. 92/2015/TT-BTC

To:Departments of Taxation of central-affiliated cities and provinces

On June 15, 2015, the Ministry of Finance issued Circular No. 92/2015/TT-BTC to provide guidelines for VAT and personal income tax incurred by residents doing business, amendments to some Articles on personal income tax of the Law No. 71/2014/QH13 on the amendments to tax laws and the Government s Decree No. 12/2015/NĐ-CP dated February 12, 2015.

Departments of Taxation of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) are requested to disseminate this Circular among tax officials and local taxpayers especially the significant contents below:

I. AMENDMENTS TO TAX POLICIES APPLIED TO BUSINESSPEOPLE

1. For businesspeople paying flat tax

1.1 Determination of flat tax payers

According to Article 2 of Circular No. 92/2015/TT-BTC dated June 15, 2015 (hereinafter referred to as Circular No. 92/2015/TT-BTC):

From 2015, businesspeople (including business households) who pay flat tax are those who earn revenue from trading in goods/services in any field and sector prescribed by law, except businesspeople who pay tax whenever tax is incurred, individuals leasing out their property, individuals acting as agents selling at fixed prices, whether or not they do accounting and invoicing.

According to old regulations:

According to Article 8 of Circular No. 111/2013/TT-BTC dated June 15, 2015 (hereinafter referred to as Circular No. 111/2013/TT-BTC):

- Every businessperson that does not do accounting and invoicing shall pay flat tax.

- Every businessperson that does accounting and invoicing shall pay flat tax shall pay tax as declared.

1.2. Determination of taxable revenue under invoices by flat tax payers

According to Point a.2 Clause 2 Article 2 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

From January 01, 2016, every flat tax payer uses invoices of the tax authority shall determine taxable revenue according to the flat revenue and revenue on the invoice, regardless of separate invoices and invoice books.

According to old regulations:

According to Point a.1.2 Clause 1 Article 8 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

- If the flat tax payer uses invoice books: if the revenue on invoices is ≤ flat revenue, the taxpayer shall only pay flat tax; if the revenue on invoices is higher than flat revenue, the taxpayer shall pay tax on the amount in access of flat revenue in addition to flat tax.

- The flat-tax payer that uses invoices sold separately by the tax authority shall pay flat tax, declare and pay tax on the revenue on each invoice.

1.3. Businesspeople engaging in multiple business lines

According to Point b.3 Clause 2 Article 2 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Businesspeople engaging in multiple business lines shall declare tax on each business line. If the taxpayer is not able to separate the business lines, the tax authority shall impose flat revenue upon each of them.

According to old regulations:

According to Point a.4 Clause 1 Article 8 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

Businesspeople engaging in multiple business lines shall apply the ratio of taxable income of the primary business line.

1.4. Adjustment of flat revenue

According to Point c Clause 4 Article 6 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

The flat tax payer that makes changes to the business in the year (business lines, scale, location, etc.) shall make an additional declaration in order for the tax authority to re-determine the flat revenue, flat tax, and other information about the businessperson for the rest of the tax year. If the businessperson does not change the business lines, the tax authority shall only re-determine the flat revenue applied to the rest of the tax year if, through inspection or verification, the tax authority determines that the flat revenue is changed by 50% or more. If business lines are changed, adjustment shall be made accordingly.

According to old regulations:

According to Clause 6 Article 21 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

If a household paying flat tax changes its business lines or scale, the tax authority shall adjust the flat tax and maintain it for the rest of the tax year, whether or not the revenue is changed by 50% or more.

2. Individuals leasing out their property

2.1. Determination of tax declarer:

According to Clause 1 and Clause 2 Article 8 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- The property lessor declares tax directly, or

- The lessee declares and pays tax on behalf of the lessor if stipulated by the contract.

According to old regulations:

According to Article 22 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

The lessor must declare tax directly

2.2. Determination of tax period

According to Point a Clause 1 Article 8 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- The taxpayer shall declare tax contract by contract. The taxpayer may include multiple contracts son the same declaration if the pieces of property leased out are under the management of the same local tax authority.

- Property lessors may declare tax according to the payment term or annually. Annual statement of tax on revenue from property lease is not required.

According to old regulations:

According to Article 22 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

- The taxpayer shall declare tax contract by contract at the tax authority of the administrative division where the leased property is located.

- The property lessor shall declare tax quarterly or by each contract and make annual statement of tax on property lease.

2.3. Tax declaration documents

According to Point b Clause 1 and Point b Clause 2 Article 8 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

The property lessor shall only enclose the photocopy of the lease contract with the first declaration.

According to old regulations:

According to Article 22 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

The individual must enclosed the photocopy of the lease contract with every declaration.

3. Lottery agents, insurance agents, multi-level marketing agents

3.1. Tax deduction and tax declaration at the lottery, insurance, or multi-level marketing company

According to Clause 1 and Clause 2 Article 9 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- The lottery company, insurance company, or multi-level marketing company that pays commission to the person that directly signs the agent contract (hereinafter referred to as agent) shall deduct personal income tax (PIT) if the company determines that the commission paid to the agent in the calendar year exceeds VND 100 million. If the agent earns revenues from multiple sources in the year and estimates (or determines) that the total revenue exceeds VND 100 million per year, he/she may authorize the company to deduct tax from the commission even if the commission paid by the company is VND 100 million/year or lower.

- The lottery company, insurance company, or multi-level marketing company shall declare tax monthly or quarterly and is not required to make an annual statement of deduction of PIT incurred by their agents.

According to old regulations:

According to the Law on Personal income tax No. 04/2007/QH13 and the Law on Amendments to the Law on personal income tax No. 26/2012/QH13:

- There was not a PIT threshold for businesspeople. Therefore, before paying their agents, the company must declare tax according to the tax schedule in Clause 5 Article 7 of Circular No. 111/2013/TT-BTC if the pay exceeds VND 9 million.

- According to Clause 1 Article 26 of Circular No. 111/2013/TT-BTC: The lottery, insurance, and multi-level marketing companies paying their agents must make annual statements of deduction of PIT using form 06/KK-TNCN enclosed with Circular No. 156/2013/TT-BTC.

3.2. Annual tax declaration

According to Clause 2 Article 9 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

If the lottery, insurance, or multi-level marketing agent has to pay additional tax in case the company did not deduct tax because the revenue is below tax threshold, or the agent earns revenue from multiple sources and estimates (or determines) that the total revenue exceeds VND 100 million/year but does not authorize the lottery, insurance, or multi-level marketing company to deduct tax and pays tax on their behalf, the agent must make an annual tax declaration at the end of the year.

According to old regulations:

According to Point c Clause 1 Article 25 of Circular No. 111/2013/TT-BTC: The lottery, insurance, or multi-level marketing company has the responsibility to deduct tax before paying their agents and their agents shall not declare tax themselves.

4. Determination of tax threshold

According to Clause 2 Article 1, Point b and Point c Clause 1 Article 2, Point b Clause 1 Article 3, Point b and Point c Clause 1 Article 4, and Point b Clause 1 Article 5 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- Businesspeople whose revenue in the year is VND 100 million and below shall not pay VAT and PIT.

- Businesspeople who do business as a group or household which owns a piece of property for lease shall not pay VAT and PIT if the total revenue is VND 100 million/year or lower. It is considered that the revenue is earned by only 01 representative of the group or household in the tax year.

According to old regulations:

According the Law on VAT, instructional documents thereof, and Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014 of the Ministry of Finance:

- In 2015 and earlier, the 100 million threshold only applies to VAT. VAT shall be paid if the income earned is reaches the tax threshold.

- Assessable income of businesspeople who do business as a group or household which owns a piece of property for lease shall be income of each person to calculate personal deductions.

5. Businesspeople doing business in cooperation with other organizations

According to Point c Clause 1 Article 6 and Point b Clause 1 Article 7 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- In case a businessperson engages in business cooperation with an organization using property under his/her personal ownership but is not able to determine revenue from the business, he/she may authorizes the organization to declare and pay flat tax on his/her behalf. The organization shall declare and pay flat tax on behalf of the person at its supervisory tax authority.

- In case a businessperson engages in business cooperation with an organization using property under his/her personal ownership and is able to determine revenue from the business, he/she may authorizes the organization to declare and pay flat tax on his/her behalf. The said organizations shall declare and pay tax on each transaction on behalf of the businessperson at its supervisory tax authority.

According to old regulations:

According to Clause 2 Article 16 of Circular No. 156/2013/TT-BTC: No specific instructions on declaration of tax by businesspeople who engage in business cooperation with other organizations are provided, so each person shall declare tax themselves.

II. AMENDMENTS TO REGULATIONS ON TAX ADMINISTRATION APPLIED TO BUSINESSPEOPLE

1. Publishing of information about businesspersons paying flat tax

Every year, Sub-departments of taxation of districts shall conduct a public enquiry into flat revenues and flat taxes of business households paying flat tax. The there will be two public enquiries, the first one for estimated rates, and the second one for official rates.

- By August 30, 2015, each Sub-department of taxation shall publicly post the list of business households that do not pay VAT and PIT, the list of business households that have to pay flat tax and their tax amounts at the Sub-department of taxation, the People’s Committee of the district, gates or suitable locations of the People’s Committees of the communes, offices of tax collector teams, management boards of markets, etc.; send the posted documents to the People’s Councils and offices of Fatherland Front of the district and communes therein; send form no. 01/CKTT-CNKD enclosed with the Circular No. each businessperson. Form No. 01/CKTT-CNKD shall be made in accordance with instructions in Point a.1 Clause 9 Article 6 of the Circular.

- From 2016, according to Clause 5, Clause 9, and Clause 10 Article 6 of Circular No. 92/2015/TT-BTC, apart from being posted at tax authorities, the People’s Committees, management boards of markets and shopping malls, the Sub-department of taxation must send the posted documents as follows:

+ Sub-department of taxation of the district shall send posted documents of the 1stand 2ndenquiry to the People’s Councils and Fatherland Front Agencies of the district and receive feedbacks as the basis for adjusting flat revenues and flat taxes of local business households.

+ Sub-department of taxation of the district shall send the information sheet to each of the businesspeople and receive feedbacks as the basis for adjusting flat revenues and flat taxes of local business households.

Preliminary information sheets shall be sent to businesspeople within the district, including both businesspeople who have to pay tax and who do not. If the market, street, and neighborhood that has 200 businesspeople or fewer, the Sub-department of taxation shall print and hand out the information sheet to every businessperson. If the market, street, or neighborhood has more than 200 businesspeople, the Sub-department of taxation shall print and hand out the information sheet to not more than 200 businesspeople. If the market has more than 200 businesspeople, the Sub-department of taxation shall print and hand out the information sheet to each businessperson by their business lines.

+ Sub-department of taxation of the district shall conduct the 2ndpublic enquiry by January 30 at the Sub-department of taxation and the People’s Committee of the district, gates or suitable locations of the People’s Committees of the communes, offices of tax collector teams, management boards of markets, etc. to facilitate receipt of information.

According to old regulations:

According to Article 21 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

- Sub-departments of taxation are not required to send documents of the public enquiries to the People’s Councils and offices of Vietnamese Fatherland Front of the districts and communes therein.

- Sub-departments of taxation of the district are not required to the information sheet to each of the businesspeople.

- Sub-departments of taxation are not required to post information about the 2ndpublic enquiry at the People’s Committees, office of tax collector teams, management boards of markets, etc.

2. Sending tax notices to businesspeople

According to Point c Clause 5 ands Point a.1 Clause 9 Article 6 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Tax notices (preliminary and official) shall be sent by tax authorities directly to every businessperson whether directly (taxpayers’ confirmation is required) or by express mail.

According to old regulations:

According to Article 21 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

Tax authorities shall send tax notices to businesspeople without requiring the taxpayers to directly receive them.

3. Responsibility of Department of Taxation of the province for directing, controlling determination of revenues and flat taxes of businesspeople under the management of Sub-departments of taxation

According to Clause 8 Article 6 of Circular No. 92/2015/TT-BTC, Department of Taxation has the responsibility to use the tax administration database for analysis and assessment, and direct the making of tax registers of Sub-departments of taxation under its management as follows:

- Department of Taxation shall carry out annual inspections of at least 20% of Sub-departments of taxation in accordance with regulations on risk management of determination of flat revenues and flat taxes. Inspection results given by Provincial Departments of Taxation are one of the bases for Sub-departments of taxation to make and approve tax registers of flat tax payers.

- While performing its tasks, each Department of Taxation shall carry out periodic inspections of at least 10% of the Sub-departments of taxation in the first, second, and third quarter. The inspection result is the basis for estimating flat revenue and flat tax of the next year and for adjusting flat revenue and flat tax applied to the rest of the tax year if the revenue is changed by 50%.

- Contents of the inspection by Department of Taxation mentioned in Clause 8 of this Article include: inspection of the administration database; comparison of information about business registration and tax registration; inspection of at least 15% of local businesspeople, 100% businesspeople classified as risky according to the criteria prescribed in Point c Clause 12 Article 6 of this Circular.

According to old regulations:

According to Article 21 of Circular No. 156/2013/TT-BTC, Department of Taxation does not have the responsibility for directing and controlling the making of tax registers of Sub-departments of taxation under its management.

4. Other regulations on tax administration of business households

According to Clause 12 Article 6 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- The businessperson who hires 10 employees or more must establish an enterprise as prescribed by the Law on Enterprises. If the businessperson has not established an enterprise, the tax authority shall impose flat tax. The tax authority shall make and send the list of such businesspeople to the business registration authority.

- Tax authorities have the responsibility to issue taxpayer ID numbers (TIN) to businesspeople according to information on their tax declaration documents and follow tax administration procedures using the tax administration application of tax authorities.

- Departments of Taxation of provinces shall establish a set of risk criteria applied to flat-tax payers by type and area of tax payers, such as:

+ Flat-tax payers doing business at bordering markets;

+ Flat-tax payers selling building materials derived from natural resources (sand, stones, gravel, timber, timber products, etc.);

+ Businesspeople whose taxable revenues are unreasonable in comparison to costs (business areas, leases of business premises, value of assets, equipment, stores, warehouses, cost of electricity and water supplied), quantity of vehicles, employees, goods (goods purchased, displayed, in stock, etc.)

+ Flat-tax payers who hire 10 employees or more without establishing enterprises;

+ Flat-tax payers using invoices of tax authorities;

+ Flat-tax payers having 02 business locations or more;

+ Flat-tax payers having outstanding tax.

- Sub-departments of taxation have the responsibility to promptly update information about developments of flat-tax payers. On November 01 every year, Sub-departments of taxation of districts and Departments of Taxation of provinces must finish building the database about flat-tax payers (including those below tax threshold) based on information from taxpayers’ profiles, results of verification and inspection of tax authorities, and information provided by relevant regulatory agencies.

- General Department of Taxation shall provide guidance on procedures and methods for establishing and using the database about flat-tax payers according to regulations of the Ministry of Finance to serve risk management in tax inspection and tax collection.

According to old regulations:

According to Article 21 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

- Tax authorities were not required compile lists of businesspeople hiring 10 employees or more without establishing enterprises.

- Tax authorities were not required to apply the concentrated database to tax administration of business households under risk-based method.

5. Authorizing collection of tax from business households

According to Article 10 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- Tax authorities of the administrative divisions in which electronic tax collection is not applied shall authorize other organizations to collect tax from flat-tax payers. The authorization must be made into a contract between the head of the tax authority and the organization authorized to collect tax (hereinafter referred to as authorized collector).

Authorize collectors include: management boards of markets, shopping malls, enterprises having nationwide networks that enable people to pay tax such as postal and telecommunication enterprises, electricity enterprises, etc.

- The Director of the General Department of Taxation shall organize the uniform authorization of tax collection nationwide according to applicable regulations on authorizing tax collection and regulations of this Article.

According to old regulations:

According to Official Dispatch No. 123/TCT-CC dated January 10, 2014 of General Department of Taxation on authorization of tax collection; supervisory tax authorities of business households paying flat tax shall collect tax directly without authorizing. In Hanoi and Ho Chi Minh City, tax authorities may authorize the People’s Committees of communes or management boards of markets to collect taxes from small business households in the areas where branches of banks and State Treasuries are few and not able to meet demands of business household until the end of 2014.

III. AMENDMENTS TO OTHER REGULATIONS ON PIT

1. Incomes not included in taxable income

1.1. Income from benefits

According to Clause 1 Article 11 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Lump-sum moving allowances for Vietnamese people that have long-term residence overseas and then go back to work in Vietnam are not included in taxable income from wages.

According to old regulations:

According to Point b.9 Clause 2 Article 2 of Circular No. 111/2013/TT-BTC, this allowance is not mentioned.

1.2. Optional insurance without accrual of premiums

According to Clause 3 Article 11 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

If the employer buys optional insurance without accrual of premiums for employees (including insurance of insurers that are not established under Vietnam’s law but permitted to sell insurance in Vietnam), such premiums shall not be included in taxable income of employees. Optional insurance without accrual of premiums includes insurance products such as health insurance, death insurance other than death insurance with return of premiums, etc.

According to old regulations:

According to Point dd.2 Clause 2 Article 2 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

There were no guidelines for the case the employer buys optional insurance without accrual of premiums for employees.

1.3. Expenditure on employee shuttles

According to Clause 4 Article 11 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

The expenditure on shuttling employees is not included in taxable incomes of employees.

According to old regulations:

According to Point dd.5 Clause 2 Article 2 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

Expenditure on private shuttle for each person shall be included in his/her taxable income. Expenditure on the shuttle serving a group of employees shall not be included in taxable income.

1.4. Expenditure on employees’ family affairs

According to Clause 5 Article 11 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

The amounts given by the income payer for employees’ family affairs shall comply with rules and regulations of the income payer and the guidance on determination of income subject to corporate income tax.

According to old regulations:

According to Point g Clause 2 Article 2 of Circular No. 111/2013/TT-BTC, this income is not among those included in taxable income.

1.5. Income from profit of private companies and single-member limited liability companies

According to Clause 6 Article 11 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Profits from capital investment of private companies and single-member limited liability companies are not included in taxable income.

According to old regulations:

According to Point c Clause 3 Article 2 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

Profits from capital contribution to single-member limited liability companies (under ownership of individuals) are considered taxable income from capital investment.

2. Conversion of taxable income into VND

According to Article 13 of Circular No. 92/2015/TT-BTC: Revenues and taxable incomes received in foreign currencies must be converted into VND at the buying rate of the bank where the person opens the transaction account at the time incomes are earned. In case a taxpayer does not have a transaction account in Vietnam, foreign currencies shall be converted into VND at the buying rate of Vietcombank at the time incomes are earned.

According to old regulations:

According to Article 5 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

Revenues and taxable incomes received in foreign currencies must be converted into VND at the average interbank exchange rate at the time incomes are earned.

3. Tax period of accrued premiums paid by the employer for employees

According to Clause 2 Article 14 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- In case the employer buys life insurance (other than voluntary pension insurance) or other optional insurance with accrual of premiums, when the contract matures, the insurer shall deduct 10% tax from the accrual of premiums paid by the employer for the employee from July 01, 2013. In case the premium accrual is paid by instalments, 10% tax shall be deducted from each payment.

- In case the employer buys life insurance (other than voluntary pension insurance) or other optional insurance with accrual of premiums from insurers that are not established and operating under Vietnam’s law, the employer shall deduct 10% PIT from the premiums paid for the employees.

According to old regulations:

According to Clause 6 Article 7 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

- There were no instructions on time for tax deduction in case accrued premiums are paid by instalments.

- There were no instructions on the case the employer buys optional insurance for employees from insurers that are not established and operating under Vietnam’s law.

4. Calculation of tax on income from inheritance and/or gifts

According to Article 12 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

- Assessable income from an inheritance or gift being securities is the value of the inheritance or gift in excess of VND 10 million regardless of ticker symbols without any deductions at the time of registration of securities ownership transfer.

- If the person who receives the inheritance or gift being imported goods has to pay taxes on the import of such goods, the property value subject to PIT is the price imposed by the People’s Committee of the province at the time of registration of right to ownership or right to enjoyment of the property minus (-) taxes paid by the person during the import stage.

According to old regulations:

Circular No. 111/2013/TT-BTC does not deal with this issue.

5. Offsetting PIT paid on behalf of income earners against liability of income payers

According to Article 22 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

If tax is not completely offset, the income payer must pay tax arrears to state budget. If tax is overpaid after offsetting, it will be automatically offset against the tax payable of the next period by the tax authority. The income payer may also make a request for refund using form No. 01/ĐNHT enclosed with Circular No. 156/2013/TT-BTC and send it to the supervisory tax authority.

According to old regulations:

According to Article 33 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

If tax is overpaid after offsetting, the income payer may only claim a refund instead of offsetting it against tax payable of the next tax period.

IV. AMENDMENTS TO OTHER REGULATIONS ON ADMINISTRATION OF PIT

1. Responsibility to make statements of PIT

1.1. Converted enterprises

According to Clause 1 Article 21 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

In case of enterprise conversion, if the transferee inherits every tax liability of the old enterprise, the old enterprise is not required to make a PIT statement up to the time of issuance of the decision on enterprise conversion.

According to old regulations:

According to Point a.3 Clause 1 Article 16 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

Every payer of incomes subject to PIT has to make PIT statements.

1.2. For lottery companies, insurance companies, multi-level marketing companies; income payers that deduct tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, franchise, prizes

According to Clause 2 Article 21 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Lottery companies, insurance companies, multi-level marketing companies, income payers that deduct tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, franchise, prizes only has the responsibility to deduct and declare tax in the year and are not required to make annual statements of tax deduction at the end of the year.

According to old regulations:

According to Point a.3 Clause 1 Article 16 of Circular No. 156/2013/TT-BTC:

Every payer of incomes subject to PIT has to make PIT statements.

1.3. Incomes exempt from annual statement

According to Clause 3 Article 21 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

Employees shall not include PIT on incomes from optional insurance bought by the employer for them in the annual statements because 10% tax is already deducted.

According to old regulations:

There were no instructions on this issue.

2. Authorizing tax statement

According to Clause 3 Article 21 of Circular No. 92/2015/TT-BTC:

If a foreign resident who finishes his/her employment contract in Vietnam has not made a tax statement before exit, he/she may authorize the income payer or another entity to make the tax statement according to Civil Code.

According to old regulations:

According to Point e.3 Clause 2 Article 26 of Circular No. 111/2013/TT-BTC:

The foreign resident who finishes his/her employment contract in Vietnam shall make and submit a tax statement to a tax authority before exit.

3. Changes of tax forms

Some forms of Circular No. 156/2013/TT-BTC are replaced by those provided in Appendix 02 of Circular No. 92/2015/TT-BTC. The new forms are numbered and sorted by group of the same subjects and types. The number of forms of each group may be changed without changing the ordinal number.  To be specific:

- Forms with number 01 are for businesspeople.

- Forms with number 02 are for businesspeople declaring tax themselves on wages.

- Forms with number 03 are for businesspeople declaring tax themselves on real estate transfer.

- Forms with number 04 are for persons declaring tax on other incomes.

- Forms with number 05 are for income payers that deduct tax from employees’ wages.

- Forms with number 06 are for income payers that deduct tax from other incomes.

- Forms with number 06 are taxpayer’s requests (other than request for tax exemption or reduction).

- Forms with number 08 are related to tax exemption or reduction.

- Forms with number 09 are related to verification of dependants.

Departments of Taxation of provinces are responsible for implementation of Circular No. 92/2015/TT-BTC.

For the Director

The Deputy Director

Phi Van Tuan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 2994/TCT-TNCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất