Công văn 2905/CTTGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang về việc chính sách thuế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2905/CTTGI-TTHT

Công văn 2905/CTTGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang về việc chính sách thuế
Cơ quan ban hành: Cục Thuế tỉnh Tiền GiangSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2905/CTTGI-TTHTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Quốc Sơn
Ngày ban hành:13/06/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THU

CỤC THU TỈNH TIỀN GIANG

________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Số: 2905/CTTGI-TTHT

V/v chính sách thuế

Tiền Giang, ngày 13 tháng 6 năm 2022

Kính gửi: Công an tỉnh Tiền Giang.

Trả lời công văn số 1723/CAT-HC ngày 26/5/2022 của Công an tỉnh Tiền Giang về việc hướng dẫn tạm thời thu, quản lý chứng từ sử dụng chi phí giám định lĩnh vực Kỹ thuật hình sự và pháp y Công an nhân dân. Về vấn đề này, Cục Thuế có ý kiến như sau:

* Về hóa đơn điện tử (HĐĐT):

Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 3 quy định giải thích từ ngữ:

“…

b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

…”

+ Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

3. Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này. Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định này.

5. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.

…”

+ Tại Điều 8 quy định loại hóa đơn:

“ Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

…”

+ Tại Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn:

“…

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

…”

+ Tại Điều 59 quy định hiệu lực thi hành:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

…”

* Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

- Căn cứ Điều 4 Luật thuế GTGT ngày 03/6/2008, quy định:

“Điều 4. Người nộp thuế

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).”

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:

+ Tại Điều 3. Người nộp thuế, hướng dẫn:

“ Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

…”

+ Tại Điều 12. Hướng dẫn phương pháp khấu trừ, hướng dẫn:

“1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

5. Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

Trong đó:

a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này.

b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.

…”

+ Tại Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, hướng dẫn:

“…

2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

…”

* Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

- Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03/6/2008, quy định:

“Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

…”

- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT- BTC) như sau:

“1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)

)

x

Thuế suất thuế TNDN

…”

- Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn:

Tại Điều 3 hướng dẫn phương pháp tính thuế:

“5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

…”

- Thực hiện Công văn số 13373/BTC-QLG ngày 23/9/2016 của Bộ Tài chính về việc triển khai Luật phí và lệ phí đối với các dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế giá thị trường mà Nhà nước không định giá;

- Thực hiện công văn số 1730/BCA-C09 ngày 03/6/2021 của Bộ Công an về việc hướng dẫn tạm thời thu, quản lý, chứng từ sử dụng chi phí giám định lĩnh vực KTHS và pháp y CAND;

Căn cứ các quy định và các hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang có ý kiến như sau:

- Hóa đơn chứng từ: trường hợp Công an tỉnh Tiền Giang có phát sinh các khoản thu phí giám định tư pháp từ các cơ quan tiến hành tố tụng, Công an tỉnh Tiền Giang phải thực về hóa đơn chứng từ theo các quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công an tỉnh Tiền Giang sử dụng loại hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng phù hợp với lựa chọn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế hay phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của Công an tỉnh Tiền Giang.

- Thuế GTGT: trường hợp Công an tỉnh Tiền Giang có phát sinh các khoản thu phí giám định tư pháp từ các cơ quan tiến hành tố tụng, Công an tỉnh Tiền Giang phải thực kê khai nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Luật Thuế GTGT ngày 03/6/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công an tỉnh Tiền Giang xác định số thuế GTGT phải nộp phù hợp với lựa chọn theo phương pháp khấu trừ thuế hay phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

- Thuế TNDN: trường hợp Công an tỉnh Tiền Giang có phát sinh các khoản thu phí giám định tư pháp từ các cơ quan tiến hành tố tụng, Công an tỉnh Tiền Giang phải thực kê khai nộp thuế TNDN theo quy định theo hướng dẫn tại Luật Thuế TNDN ngày 03/6/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công an tỉnh Tiền Giang xác định số thuế TNDN phải nộp phù hợp với lựa chọn nộp thuế TNDN bằng thu nhập nhân với thuế suất hay phương pháp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, Công an Tỉnh Tiền Giang có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang được đăng tải trên website https://tiengiang.gdt.gov.vn/wps/portal hoặc liên hệ Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2 (SĐT: 02733.870.203) để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế tỉnh Tiền Giang trả lời để Công an tỉnh Tiền Giang được biết và thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Các CTT; (scan gửi)

- Các Phòng; (scan gửi)

- Trang thông tin điện tử;

- Lưu: VT, TTHT.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Sơn

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi