Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2746/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc trả lời chính sách thuế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2746/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2746/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 26/07/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 2746/TCT-CS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2746/TCT-CS | Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2010 |
Kính gửi: Công ty TNHH Gunze (Việt Nam)
Trả lời công văn số 03/KT-GVN10 ngày 16/3/2010 của Công ty TNHH Gunze (Việt Nam) đề nghị hướng dẫn về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp chế xuất. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điểm 1 công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/03/2009 Bộ Tài chính đã hướng dẫn:
“Đối với các doanh nghiệp bị chấm dứt ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt, may:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ; Điểm 9 Phần H Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính thì:
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) như: sản xuất trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất; thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng nhiều lao động… thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đã đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại. Doanh nghiệp được phép lựa chọn phương án để tiếp tục được ưu đãi thuế và thông báo với cơ quan thuế theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập:
Phương án 2: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).
Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điểm 5, Điểm 6 Phần H Thông tư số 134/2007/TT-BTC”.
Ngày 29/01/2010 Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 353/TCT-CS về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009, trong công văn đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế theo nội dung công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/3/2009 Bộ Tài chính.
Căn cứ theo hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Gunze (Việt Nam) được thành lập tại Khu chế xuất Tân Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép đầu tư số 041/GPĐT ngày 18/3/1995 do Ban Quản lý các Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh cấp và các Giấy phép điều chỉnh số 041/GPĐC1-KCX-HCM ngày 12/9/1997, số 041/GPĐC2-KCX-HCM ngày 16/11/1998, số 041/GPĐC3-KCX-HCM ngày 25/12/2000, số 041/GPĐC4-KCX-HCM ngày 11/6/2003 được hưởng thuế suất thuế lợi tức (nay là thuế TNDN) là 10% lợi nhuận thu được, được miễn 04 năm kể từ năm kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo, Công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 1996 và năm 2002 là năm đầu tiên Công ty kinh doanh có lãi thì:
- Nếu Công ty chọn theo phương án 1:
+ Tại Điều 1, quy chế Khu chế xuất tại Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định số 332-HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định:
“Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy chế này.”
+ Tại Khoản 2.a, Điều 15 Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ quy định Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Bên nước ngoài hợp doanh thực hiện nộp thuế lợi tức (nay là thuế TNDN) như sau:
“Nộp thuế lợi tức với mức: 18% lợi nhuận thu được đối với xí nghiệp sản xuất; 12% lợi nhuận thu được đối với xí nghiệp xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm của mình. Xí nghiệp được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất Tân Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt may do đó không được hưởng thuế suất 12% theo điều kiện xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm của mình mà chỉ được chuyển sang hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp theo quy chế Khu công nghiệp, cụ thể như sau:
+ Về thuế suất thuế TNDN: 18% trong suốt thời hạn còn lại của dự án (theo điều kiện là xí nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp).
+ Về ưu đãi thuế TNDN: Được miễn thuế lợi tức (nay là thuế TNDN) 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi. Tuy nhiên theo công văn số 03/KT-GVN10 ngày 16/3/2010 của Công ty thì năm 2002 là năm đầu tiên kinh doanh có lãi, Công ty đã được miễn thuế TNDN trong 04 năm (từ 2002 đến 2005) và giảm 50% trong 01 năm tiếp theo (năm 2006), do đó kể từ năm 2007 Công ty không còn được hưởng ưu đãi về miễn thuế TNDN.
- Nếu Công ty chọn theo phương án 2:
+ Tại Khoản 2.b, Điều 34, Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
“Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn”.
+ Tại Khoản 4, Điều 35, Nghị định số 24/2007/NĐ-CP nêu trên quy định cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa Điểm được miễn thuế, giảm thuế như sau:
“Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn”.
+ Tại Điểm 53, Phần B, Phụ lục I - Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định: “Dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập “thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
+ Tại Điểm 55, Phụ lục II - Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định: “Các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ” thuộc Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
Trường hợp Công ty TNHH Gunze (Việt Nam) là doanh nghiệp sản xuất trong Khu chế xuất (Khu chế xuất được coi là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu) đáp ứng điều kiện vừa thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và vừa thuộc Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn do đó được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP nêu trên cho thời gian còn lại, cụ thể như sau:
+ Về thuế suất thuế TNDN: 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho thời gian ưu đãi còn lại. Theo công văn số 04/KT-GVN09 ngày 04/5/2009 thì Công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 1996 do đó được áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% trong 12 năm (từ năm 1996 đến hết năm 2007) kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho thời gian ưu đãi còn lại là năm 2007, kể từ năm 2008 chuyển sang áp dụng thuế suất 25%.
+ Về ưu đãi thuế TNDN: Được miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Theo công văn số 04/KT-GVN09 ngày 04/5/2009 thì đến thời điểm ngày 11/01/2007 Công ty đã được miễn thuế TNDN trong 04 năm (từ 2002 đến 2005) và giảm 50% trong 01 năm tiếp theo (năm 2006), do vậy Công ty không còn được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH Gunze (Việt Nam) biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |