Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2321/TCT-QLRR 2024 lấy ý kiến Dự thảo QĐ Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2321/TCT-QLRR
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2321/TCT-QLRR | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đặng Ngọc Minh |
Ngày ban hành: | 31/05/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 2321/TCT-QLRR
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để tiếp tục nâng cao quản lý tuân thủ thuế nói chung và tăng cường quản lý rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Tổng cục Thuế đã dự thảo Quyết định áp dụng QLRR trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, kèm theo Phụ lục Bộ chỉ số tiêu chí.
Để Quy trình hướng dẫn và Bộ chỉ số tiêu chí QLRR trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được đưa vào triển khai áp dụng đạt hiệu quả, phù hợp với thực tế quản lý đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đề nghị các Cục Thuế có ý kiến, chỉ đạo các Chi cục Thuế và tổng hợp ý kiến tham gia đầy đủ, kịp thời.
Ý kiến tham gia gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 12/6/2024, bản mềm gửi về thư điện tử: [email protected], số điện thoại: 0916584907.
Tài liệu gửi lấy ý kiến: Dự thảo Quyết định, Quy trình, Phụ lục Bộ CSTC, Phụ lục mẫu biểu và bản thuyết minh.
Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DỰ THẢO |
|
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh
______________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ;
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
Căn cứ Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ;
Căn cứ Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
Căn cứ Quyết định số 2363/QĐ-TCT ngày 16/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 183/QĐ-TCT ngày 10/3/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý rủi ro,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các Cục, Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO
trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày tháng năm 2024
của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế)
___________________
Dự thảo |
|
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
1. Là cơ sở giúp cơ quan thuế xác định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có dấu hiệu rủi ro trong việc vi phạm pháp luật về hóa đơn hoặc có dấu hiệu rủi ro trong việc vi phạm pháp luật về thuế.
2. Chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất, khách quan trong công tác đánh giá hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế và quản lý, sử dụng hóa đơn.
3. Góp phần hiện đại hóa công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm về thuế và hóa đơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo Quyết định này là để phân tích, đánh giá, xếp hạng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế và hóa đơn cần đưa vào diện kiểm tra theo quy định.
Quy trình này áp dụng cho cơ quan thuế cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chỉ số tiêu chí: là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị, nội dung cụ thể của tiêu chí giúp cho việc nhận viết, phân loại mức độ rủi ro. Chỉ số tiêu chí được thể hiện cụ thể bằng con số, tỷ lệ, tỷ suất, tỷ số,... được tính toán thông qua việc thu thập, phân tích số liệu.
2. Thang điểm rủi ro: là khung điểm số được xây dựng và áp dụng đối với các chỉ số tiêu chí.
3. Điểm số rủi ro: là số điểm cụ thể được gắn với từng chỉ số tiêu chí theo mức độ rủi ro của chỉ số tiêu chí đó và trên cơ sở thang điểm rủi ro.
4. Trọng số: là hệ số theo chỉ số tiêu chí, được sử dụng để đánh giá mức độ trọng yếu của tiêu chí đối với kết quả đánh giá xếp hàng rủi ro của người nộp thuế.
5. Hạng rủi ro: là kết quả xác định mức độ rủi ro sau cùng của người nộp thuế trên cơ sở tổng điểm rủi ro, người nộp thuế được xếp theo ba hạng rủi ro là: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
6. Ngưỡng rủi ro: là khoảng điểm cụ thể được ban hành dựa trên tổng số điểm rủi ro của người nộp thuế hoặc số lượng, tỷ lệ % người nộp thuế theo danh sách được phân loại tính từ người nộp thuế có điểm rủi ro cao nhất đến người nộp thuế có điểm rủi ro thấp nhất. Ngưỡng rủi ro sử dụng để phân loại rủi ro đối với tất cả người nộp thuế được đánh giá.
7. Ngưỡng cảnh báo xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn: là ngưỡng xác định theo hệ số K được thực hiện hằng ngày trên ứng dụng HĐĐT. Hệ số K được tính bằng tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất trên tổng giá trị hàng tồn kho cộng với tổng giá trị hàng hóa mua vào và giá trị hàng hóa nhập khẩu.
8. Ứng dụng Quản lý rủi ro: là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số tiêu chí được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
9. Thời điểm đánh giá: là thời điểm thực hiện phân tích thông tin đánh giá rủi ro người nộp thuế theo định kỳ tháng/quý/năm trên ứng dụng Quản lý rủi ro phân hệ quản lý hộ kinh doanh.
10. Bộ phận Quản lý hộ kinh doanh: Vụ QLT Doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Quản lý hộ kinh doanh, thu khác thuộc Cục thuế; Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hoặc Đội Nghiệp vụ thuế (trong trường hợp Chi cục Thuế không có Đội kiểm tra thuế và Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường) thuộc Chi cục Thuế.
11. Bộ phận Kiểm tra thuế: các Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuộc Cục thuế; các Phòng, Đội Kiểm tra thuế và các Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hoặc Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (trong trường hợp Chi cục Thuế không có Đội kiểm tra thuế và Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường) thuộc Chi cục Thuế.
12. Bộ phận Quản lý rủi ro: Ban Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Thuế. Đối với Cục Thuế và Chi cục Thuế chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro phải chỉ định một bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý rủi ro làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro lập kế hoạch tại Cục Thuế, Chi cục Thuế.
13. Bộ phận Công nghệ thông tin: Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Công nghệ thông tin thuộc Cục Thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học/Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế/Đội Nghiệp vụ quản lý thuế thuộc Chi cục Thuế.
Điều 4. Các cụm từ viết tắt
- Người nộp thuế viết tắt là NNT.
- Quản lý rủi ro viết tắt là QLRR.
- Chỉ số tiêu chí viết tắt là CSTC.
- Hóa đơn điện tử viết tắt là HĐĐT.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai gọi tắt là hộ kê khai; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán gọi tắt là hộ khoán.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc đánh giá xếp hạng rủi ro đối với hộ khoán, hộ kê khai; xây dựng kế hoạch kiểm tra hộ khoán, hộ kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật, Bộ CSTC và hướng dẫn thực hiện ban hành theo Quyết định này.
2. Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định NNT có dấu hiệu rủi ro bao gồm: thông tin về NNT trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế; thông tin về NNT thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra NNT và thông tin thu thập được của NNT có liên quan; thông tin về NNT do các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan cung cấp. Các thông tin này được cập nhật thường xuyên, đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và ứng dụng QLRR để đảm bảo việc phân tích, đánh giá, nhận diện NNT có dấu hiệu rủi ro chính xác, kịp thời.
3. Việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT được thực hiện hoàn toàn tự động, tập trung bằng ứng dụng QLRR phân hệ quản lý hộ kinh doanh.
4. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung Bộ CSTC
Đối với CSTC nhóm I: trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các dấu hiệu rủi ro này thì cơ quan thuế sẽ đưa vào diện rà soát, kiểm tra ngay mà không qua chấm điểm rủi ro.
Đối với CSTC nhóm II: thực hiện phân tích rủi ro theo phương thức chấm điểm, xếp hạng rủi ro đối với hộ kê khai. Trên cơ sở đó, lựa chọn để đưa ra danh sách hộ kê khai cần rà soát kiểm tra.
Đối với CSTC nhóm III: thực hiện phân tích rủi ro theo phương thức chấm điểm, xếp hạng rủi ro đối với hộ khoán. Trên cơ sở đó, lựa chọn để đưa ra danh sách hộ khoán cần rà soát kiểm tra.
Đối với CSTC nhóm IV: là nhóm các CSTC tham khảo bổ sung cho Bộ CSTC phù hợp với từng địa bàn, từng thời kỳ được thực hiện chủ yếu theo phương pháp chấm điểm rủi ro.
Điều 7. Phương pháp xác định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế, hóa đơn
1. Đối với CSTC Nhóm I
Phương pháp xác định hộ khoán, hộ kê khai đưa vào diện kiểm tra ngay là phương pháp lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một (01) trong các CSTC Nhóm I.
Các trường hợp còn lại NNT sẽ được đưa vào phân tích, đánh giá rủi ro theo các CSTC Nhóm II, Nhóm III và Nhóm IV để lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro đưa vào xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với hộ khoán, hộ kê khai.
2. Đối với CSTC Nhóm II, Nhóm III và Nhóm IV
Phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp chấm điểm và được thực hiện như sau:
- Phương pháp xác định điểm rủi ro của từng CSTC được tính toán theo các hàm xác suất thống kê hoặc theo phương pháp thống kê số liệu.
- Thang điểm áp dụng đối với các CSTC là thang điểm 100 trong đó mức điểm rủi ro cao nhất là 100 và mức điểm rủi ro thấp nhất là 1.
- Trọng số để đánh giá mức độ trọng yếu của từng CSTC cao nhất là 100 và thấp nhất là 1. Tổng cục Thuế quy định trọng số đối với từng CSTC phù hợp theo từng thời kỳ.
- Xác định tổng điểm rủi ro của NNT: là tổng giá trị điểm rủi ro các CSTC của từng NNT.
- Xếp hạng rủi ro: Trên cơ sở tổng điểm rủi ro của NNT và ngưỡng rủi ro được quy định từng thời kỳ, ứng dụng QLRR tự động xếp hạng rủi ro đối với hộ khoán, hộ kê khai được đánh giá theo một trong ba hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
Phần II
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin
1. Thu thập, xử lý thông tin
Cơ quan thuế thực hiện thu thập, cập nhật và xử lý thông tin nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi phân tích, đánh giá rủi ro hộ khoán, hộ kê khai trong quản lý thuế và quản lý sử dụng hóa đơn.
Thông tin phục vụ công tác phân tích, đánh giá, xếp hạng rủi ro và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để đưa vào kiểm tra hoặc xây dựng kế hoạch kiểm tra được thu thập từ cơ sở dữ liệu ngành thuế, được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp để thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế, công chức thuế thực hiện thu thập, xử lý thông tin theo Quy trình thu thập, khai thác thông tin phục vụ quản lý rủi ro ban hành tại Quyết định số 86/QĐ-TCT ngày 08/02/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Về việc cập nhật ngành nghề kinh doanh đối với hộ kê khai, bộ phận quản lý hộ kinh doanh rà soát ngành nghề kinh doanh thực tế với nhóm thuế suất phù hợp gửi bộ phận quản lý rủi ro thực hiện cập nhật vào Ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hộ kinh doanh, cập nhật tối thiểu 01 năm một lần trước ngày 05/01 hàng năm, trường hợp mới ra kinh doanh cập nhật ngày 05 tháng tiếp theo tháng hộ kê khai ra kinh doanh
Trường hợp bộ phận quản lý hộ kinh doanh rà soát thông tin mã khách hàng điện, nước, viễn thông hoặc thông tin đi thuê địa điểm; nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hộ kinh doanh, ngân hàng thương mại thì gửi bộ phận quản lý rủi ro thực hiện cập nhật vào ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hộ kinh doanh cập nhật trước ngày 05 hàng tháng.
2. Thông tin được khai thác từ các CSDL ngành thuế và thu thập từ bên ngoài
a) Việc khai thác thông tin từ các ứng dụng ngành thuế được thực hiện theo cơ chế đồng bộ, tự động, định kỳ từ các ứng dụng quản lý thuế, quản lý hóa đơn điện tử, kho cơ sở dữ liệu về người nộp thuế sang ứng dụng QLRR, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, chính xác so với thông tin gốc từ cơ sở dữ liệu tại các ứng dụng quản lý thuế, quản lý hóa đơn điện tử, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế của ngành thuế.
b) Trong quá trình sử dụng các thông tin QLRR được khai thác từ các ứng dụng ngành thuế, nếu phát hiện thông tin không đầy đủ, có sai sót hoặc bất thường, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, điều chỉnh thông tin tại các ứng dụng của ngành thuế theo hướng dẫn tại Quyết định số 86/QĐ-TCT ngày 08/02/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Điều 9. Xây dựng, sử dụng Bộ CSTC
Bộ CSTC tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này được sử dụng để xác định hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với hộ khoán, hộ kê khai. Trường hợp Bộ CSTC nêu trên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo Bộ CSTC sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng thời kỳ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung CSTC ngoài các CSTC đã ban hành trong thẩm quyền được giao. Ban QLRR chủ trì phối hợp với các Vụ/đơn vị/Cục Thuế nghiên cứu, tham mưu trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành bổ sung hoặc điều chỉnh các CSTC phân tích rủi ro.
Cục Thuế, Chi cục Thuế sử dụng các CSTC Nhóm II, Nhóm III và có thể lựa chọn thêm các CSTC Nhóm IV (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro và lựa chọn hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro phù hợp với từng thời kỳ, đặc điểm NNT và phù hợp với công tác quản lý thuế tại địa phương để xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với hộ khoán, hộ kê khai. Trong trường hợp cần thiết, để phù hợp với thực tế công tác quản lý thuế tại địa phương, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế ban hành sửa đổi, bổ sung tiêu chí, CSTC đánh giá rủi ro. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, cơ sở lập tiêu chí và CSTC, công thức tính, điểm số, trọng số của từng tiêu chí và CSTC. Văn bản đề nghị của Cục Thuế gửi về Tổng cục Thuế (qua Ban QLRR) chậm nhất trước ngày 30/6 hàng năm để hoàn thiện các quy định liên quan đến áp dụng QLRR trong công tác quản lý thuế đối với hộ khoán, hộ kê khai và nâng cấp ứng dụng QLRR phân hệ hộ kinh doanh kịp thời.
9.1. Thử nghiệm Bộ chỉ số tiêu chí
Căn cứ vào các chỉ số tiêu chí Nhóm II, Nhóm III, Nhóm IV Bộ phận QLRR thực hiện đánh giá thử nghiệm các Bộ CSTC theo phạm vi dữ liệu của đơn vị mình. Các đơn vị có thể xây dựng nhiều Bộ CSTC thử nghiệm phù hợp với tình hình thực tế.
Việc thử nghiệm Bộ CSTC được thực hiện với 3 bước chính gồm: xác định các CSTC được đưa vào thử nghiệm, xác định điểm cho từng CSTC và xác định trọng số cho từng CSTC.
Bộ phận QLRR sau khi thử nghiệm đưa ra đánh giá về từng Bộ CSTC đã thử nghiệm, lựa chọn Bộ CSTC dự kiến đưa vào làm Bộ CSTC đánh giá chính thức để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì Lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo định tại điểm 9.2 Điều này.
9.2. Xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí chính thức và phê duyệt
Bộ CSTC chính thức bao gồm nhóm CSTC Nhóm II hoặc CSTC Nhóm IV và kết hợp với CSTC Nhóm IV (nếu có) để phân tích, đánh giá rủi ro hộ khoán, hộ kê khai.
Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm phê duyệt các CSTC, điểm số và trọng số của các CSTC bổ sung thêm (nếu có) trong nhóm CSTC của Tổng cục Thuế ban hành, phê duyệt kết quả phân tích sau khi áp dụng Bộ CSTC chính thức.
Điều 10. Đánh giá, xếp hạng rủi ro
1. Nguyên tắc chung
Việc phân tích, đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với hộ khoán, hộ kê khai được thực hiện tự động trên ứng dụng QLRR theo từng cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT. Trường hợp ứng dụng QLRR thiếu thông tin để xác định NNT có dấu hiệu rủi ro thì việc áp dụng QLRR được thực hiện thủ công bằng văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của lãnh đạo cơ quan thuế để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế thực hiện trên cơ sở thông tin QLRR đã được đồng bộ, cập nhật trên ứng dụng QLRR đến thời điểm đánh giá và các tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân tích thông tin có dấu hiệu rủi ro về thuế và hóa đơn đối với hộ khoán, hộ kê khai theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Đối với Nhóm I việc đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ ngày 05 hàng tháng. Riêng đối với CSTC đánh giá rủi ro giữa doanh thu dự kiến năm nay với doanh thu khoán năm trước được thực hiện định kỳ vào ngày 25/12 và ngày 05/01 hàng năm.
Đối với Nhóm II việc đánh giá, xếp loại rủi ro người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 05 hàng tháng.
Đối với Nhóm III việc đánh giá, xếp loại rủi ro người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25/12 và ngày 05/01 hàng năm.
2. Xây dựng ngưỡng rủi ro
Ngưỡng rủi ro là căn cứ phân loại rủi ro của người nộp thuế theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Ngưỡng rủi ro phải phê duyệt trên hệ thống và có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt. Ngưỡng rủi ro được điều chỉnh, ban hành theo yêu cầu quản lý từng thời kỳ. Việc xác định ngưỡng rủi ro được thực hiện đối với CSTC chẩm điểm Nhóm II, Nhóm III, Nhóm IV quy định tại Phụ lục Bộ CSTC ban hành theo Quyết định này và do Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện làm căn cứ phân loại rủi ro của NNT. Việc phân loại rủi ro cũng được thực hiện theo từng cơ quan thuế để đảm bảo số lượng đưa vào kiểm tra phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế.
Việc phân ngưỡng rủi ro cao được thực hiện theo 2 phương pháp:
- Phương pháp số tuyệt đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng NNT hoặc theo tổng điểm rủi ro.
- Phương pháp số tương đối: số lượng hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên số lượng hộ khoán, hộ kê khai đang hoạt động đưa vào phân tích.
Tỷ lệ (số lượng) hộ khoán, hộ kê khai xếp hạng rủi ro thấp tương ứng với 50% tổng số hộ khoán, hộ kê khai lấy từ tổng điểm rủi ro thấp nhất trở lên.
Tỷ lệ (số lượng) hộ khoán, hộ kê khai xếp hạng rủi ro trung bình: là tỷ lệ (số lượng) hộ khoán, hộ kê khai còn lại sau khi trừ đi số hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao và số hộ khoán, hộ kê khai rủi ro thấp.
3. Đánh giá, xếp hạng rủi ro
3.1. Nhóm I - Nhóm CSTC nếu tại thời điểm đánh giá vi phạm sẽ thực hiện kiểm tra ngay.
Căn cứ Nhóm I - Nhóm CSTC quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này, ứng dụng QLRR hỗ trợ lọc người nộp thuế có một trong các dấu hiệu rủi ro và đưa ra danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao theo mẫu số 01-QLRRHKD và mẫu số 02-QLRRHKD ban hành kèm theo Phụ lục II Quyết định này, ứng dụng QLRR sẽ tự động xác định hộ kê khai, hộ khoán có rủi ro vào ngày 05 hàng tháng.
3.2. Nhóm II, Nhóm III - Nhóm CSTC chấm điểm rủi ro.
Căn cứ Bộ chỉ số tiêu chí đã được thiết lập theo quy định tại Nhóm II (Nhóm CSTC chấm điểm rủi ro áp dụng đối với hộ kê khai), Nhóm III (Nhóm CSTC chấm điểm rủi ro áp dụng đối với hộ khoán) - Nhóm CSTC quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này, ứng dụng QLRR sẽ tự động tính điểm rủi ro của từng NNT theo từng chỉ số tiêu chí và xác định tổng điểm rủi ro của các chỉ số tiêu chí vào ngày 05 hàng tháng đối với hộ kê khai, ngày 25/12 và ngày 05/01 hàng năm đối với hộ khoán Trên cơ sở ngưỡng rủi ro đã được phê duyệt và tổng điểm rủi ro của NNT, ứng dụng QLRR phân loại NNT theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro được lập theo mẫu số 03/04/05-QLRRHKD ban hành kèm theo Phụ lục II Quyết định này.
3.3. Nhóm IV - Nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo.
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý từng thời kỳ, cơ quan thuế có thể sử dụng nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải kiểm tra để thực hiện phân tích rủi ro về NNT. Cơ quan thuế có thể sử dụng một hoặc một số các chỉ số tiêu chí Nhóm IV để phân tích, đánh giá, xác định NNT có dấu hiệu rủi ro cao. Đối với nhóm CSTC này, cơ quan thuế thực hiện nhập thông số cho các CSTC, ứng dụng QLRR sẽ hỗ trợ phân tích rủi ro và lọc những NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các CSTC Nhóm IV thông qua chấm điểm rủi ro kết hợp với Nhóm II, Nhóm III để đưa vào danh sách NNT cần rà soát, kiểm tra.
4. Xử lý kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro
Căn cứ kết quả phân tích rủi ro và ngưỡng rủi ro, hệ thống hỗ trợ đưa ra danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao. Bộ phận QLRR tại cơ quan thuế thực hiện kết xuất Danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao chuyển tới Bộ phận kiểm tra để phục vụ công tác quản lý thuế đối với hộ khoán, hộ kê khai. Lãnh đạo Bộ phận Quản lý kiểm tra căn cứ vào danh sách hộ khoán, hộ kê khai có xếp hạng rủi ro cao thực hiện phân công công chức trực tiếp xử lý. Trên cơ sở đó, công chức thuế thực hiện kiểm tra các nội dung rủi ro cao theo kết quả phân tích của từng CSTC. Trường hợp các hồ sơ rủi ro đã rõ nguyên nhân được giải trình hợp lý tại các tháng/quý trước đó thì trình Lãnh đạo phê duyệt loại trừ hồ sơ rủi ro.
- Trường hợp trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của hộ khoán, hộ kê khai tới mức thấp hoặc có cơ sở cho răng mức độ rủi ro của hộ khoán, hộ kê khai là thấp thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn hộ khoán, hộ kê khai đó để kiểm tra theo Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
- Trường hợp trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế có thông tin tin cậy xác định hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch kiểm tra.
- Trường hợp có loại trừ hoặc bổ sung hộ khoán, hộ kê khai vào danh sách rủi ro cao thì Bộ phận quản lý hộ kinh doanh chuyển Bộ phận QLRR nhập lý do loại trừ/bổ sung trên ứng dụng QLRR phân hệ quản lý hộ kinh doanh tại các mẫu 03/04/05-QLRRHKD.
Sau khi bộ phận QLRR nhập lý do loại trừ/bổ sung hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao và đã được Lãnh đạo cơ quan thuế (có thể ủy quyền cho Bộ phận QLRR) phê duyệt trên ứng dụng, ứng dụng hỗ trợ xây dựng mẫu 06-QLRRHKD tổng hợp danh sách hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao cần kiểm tra theo Quy định.
Chậm nhất ngày 10 hàng tháng Bộ phận QLRR chuyển danh sách hộ khoán, hộ kê khai có xếp hạng rủi ro cao đã được phê duyệt đến Bộ phận kiểm tra để phục vụ công tác kiểm tra thực tế hộ khoán, hộ kê khai theo Quy định.
5. Xử lý danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao
Lãnh đạo bộ phận Kiểm tra căn cứ vào danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao thực hiện phân công kiểm tra NNT theo quy trình quản lý hóa đơn điện tử và quy trình kiểm tra thuế hiện hành.
Điều 11. Báo cáo kết quả thực hiện công tác áp dụng QLRR đối với hộ khoán, hộ kê khai
1. Đối với Cục Thuế, Chi cục Thuế
Cơ quan thuế thực hiện thống kê kết quả rà soát danh sách hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao cần áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn; kết quả hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao trên ứng dụng QLRR. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Đối với hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao cần lập Phiếu nhận xét hồ sơ của từng hộ khoán, hộ kê khai theo mẫu số 07-QLRRHKD ban hành kèm theo Phụ lục II Quyết định này.
- Báo cáo đánh giá hiệu quả của từng CSTC theo mẫu 08-QLRRHKD ban hành kèm theo Phụ lục II Quyết định này. Việc đánh giá hiệu quả của từng CSTC được thực hiện tự động vào ngày 05/02 hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế. Ngoài ra đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng QLRR trong công tác đánh giá, xác định hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn.
- Thời hạn gửi báo cáo đánh giá:
+ Chi cục Thuế gửi báo cáo đánh giá về Cục Thuế trước ngày 15/02 hàng năm.
+ Cục Thuế gửi báo cáo đánh giá của Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc về Tổng cục Thuế (qua Ban QLRR) trước ngày 25/02 hàng năm.
Việc đánh giá được thực hiện định kỳ hàng năm và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.
2. Đối với Tổng cục Thuế
Ban QLRR chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân và các đơn vị liên quan thực hiện:
- Định kỳ hàng năm tổng hợp phân tích thông tin, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc áp dụng QLRR trong công tác đánh giá hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro trong quản lý thuế và quản lý sử dụng hóa đơn.
- Tổng hợp báo cáo đánh giá việc áp dụng QLRR đối với hộ khoán, hộ kê khai.
- Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai phân tích thông tin đánh giá hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế các cấp.
- Trước ngày 28/02 hàng năm, tổng hợp báo cáo đánh giá áp dụng QLRR trong quản lý và sử dụng hóa đơn của toàn ngành thuế báo cáo Tổng cục.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Ban QLRR chủ trì phối hợp với Vụ QLT DNNCN của Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện quy trình này.
2. Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện theo Quyết định này; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định này của các đơn vị thuộc quyền quản lý.
3. Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh, báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế (qua Ban QLRR) xem xét giải quyết./.
| Dự thảo ngày .../5/2024 |
PHỤ LỤC I
BỘ CHỈ SỐ TIÊU CHÍ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ/TCT ngày tháng năm 2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
STT | Tiêu chí | Chỉ số tiêu chí | Điểm số | Trọng số | Có dấu hiệu rủi ro vi phạm pháp luật về thuế | Có dấu hiệu rủi ro vi phạm pháp luật về hóa đơn | ||||
I | Nhóm I. Nhóm chỉ số tiêu chí nếu tại thời điểm đánh giá vi phạm sẽ thực hiện kiểm tra ngay (áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai (gọi tắt là hộ kê khai) và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp phương pháp khoán (gọi tắt là hộ khoán) | |||||||||
1 | Tiêu chí 1. Tổng doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra | 1. Hộ kê khai có chênh lệch doanh thu trên tờ khai với doanh thu trên hóa đơn và doanh thu mà cơ quan thuế thu thập được.1 |
|
| X | X | ||||
2. Hộ khoán có doanh thu khoán thấp hơn doanh thu mà cơ quan thuế thu thập được từ 50% trở lên.2 |
|
| X |
| ||||||
2 | Tiêu chí 2. Doanh thu tính thuế bất hợp lý so với hàng hóa. | 3. Hộ kê khai có giá trị mua vào trong kỳ theo kê khai trên doanh thu hóa đơn thấp bất thường so với trung bình ngành.3 |
|
| X |
| ||||
4. Hộ kê khai có giá trị mua vào trong kỳ theo kê khai trên doanh thu hóa đơn cao bất thường so với trung bình ngành.5 |
|
|
| X | ||||||
|
| 5. Hộ khoán có hóa đơn đầu vào cao hơn tổng doanh thu khoán và doanh thu hóa đơn.7 |
|
| X |
| ||||
3 | Tiêu chí 3. Sử dụng hóa đơn | 6. Hộ kê khai có hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ chỉ xuất bán cho các tổ chức, đơn vị, không xuất bán lẻ cho cá nhân.8 |
|
| X |
| ||||
4 | Tiêu chí 4. Có phát sinh hoạt động kinh doanh trong thời gian thông báo ngừng, nghỉ kinh doanh | 7. Hộ khoán/kê khai có phát sinh doanh thu cơ quan thuế thu thập được trong thời gian thông báo ngừng, nghỉ kinh doanh.9 |
|
| X |
| ||||
5 | Tiêu chí 5. Chênh lệch doanh thu dự kiến với doanh thu năm trước | 8. Hộ khoán có chênh lệch doanh thu dự kiến năm nay so với doanh thu khoán của năm trước và doanh thu trên hóa đơn từng lần phát sinh, doanh thu cơ quan thuế thu thập được năm trước trên 50%.10 |
|
| X |
| ||||
II | Nhóm II. Nhóm chỉ số tiêu chí chấm điểm rủi ro - áp dụng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai | |||||||||
1 | Tiêu chí 1. Doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí. | 1. Hộ kê khai có tỷ lệ “tổng chi phí/tổng doanh thu” so với trung bình ngành bất hợp lý.11 | 1-100 |
| X | X | ||||
2 | Tiêu chí 2. Sử dụng hóa đơn. | 2. Hộ kê khai có tỷ lệ số lượng hóa đơn sử dụng kỳ này so với số lượng hóa đơn sử dụng trung bình của 12 tháng hoặc 4 quý trước liền kề bất thường. | 1-100 |
|
| X | ||||
3. Hộ kê khai trong kỳ thuộc danh sách cảnh báo xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn và tính đến thời điểm đánh giá không thuộc danh sách CQT xác nhận không rủi ro.13 | 100 |
|
| X | ||||||
3 | Tiêu chí 3. Doanh thu tính thuế bất hợp lý so với hàng hóa. | 4. Hộ kê khai có giá trị hàng hóa xuất trên phụ lục tờ khai trong kỳ cao hơn so với doanh thu kê khai trong kỳ. | 1-100 |
| X |
| ||||
5. Hộ kê khai có giá trị vật liệu, hàng hóa xuất trên phụ lục tờ khai trong kỳ thấp hơn so với doanh thu trên hóa đơn trong kỳ. | 1-100 |
|
| X | ||||||
6. Hộ kê khai có giá trị mua vào trên phụ lục tờ khai lớn nhưng doanh thu trên hóa đơn thấp. | 1-100 |
| X |
| ||||||
7. Hộ kê khai có giá trị mua vào trên phụ lục tờ khai thấp nhưng doanh thu trên hóa đơn cao. | 1-100 |
|
| X | ||||||
4 | Tiêu chí 4. Tổng số lần bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế | 8. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh nhiều lần bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. | Mức rủi ro thấp | 20 |
| X |
| |||
Mức rủi ro trung bình | 40 | |||||||||
Mức rủi ro cao | 60 | |||||||||
Mức rủi ro rất cao | 80 | |||||||||
5 | Tiêu chí 5. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế | 9. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn với số tiền phạt như sau:16 | Dưới 25 triệu đồng | 20 |
| X |
| |||
Từ 25 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng | 40 | |||||||||
Từ 60 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng | 60 | |||||||||
Từ 100 triệu đồng trở lên | 80 | |||||||||
6 | Tiêu chí 6. Việc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan. | 10. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hải quan vả đã bị cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt. | 50 |
| X |
| ||||
7 | Tiêu chí 7. Thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh | 11. Đến thời điểm đánh giá, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. | 80 |
| X | X | ||||
12. Đến thời điểm đánh giá, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. | 80 |
| X | X | ||||||
III | Nhóm III. Nhóm chỉ số tiêu chí chấm điểm rủi ro - áp dụng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán | |||||||||
1 | Tiêu chí 1. Chênh lệch doanh thu dự kiến với doanh thu năm trước | 1b. Hộ khoán có chênh lệch doanh thu dự kiến năm nay so với doanh thu khoán của năm trước và doanh thu trên hóa đơn từng lần phát sinh, doanh thu cơ quan thuế thu thập được năm trước từ 50% trở xuống. | 1-100 |
| X |
| ||||
2 | Tiêu chí 2. Doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí. | 2. Hộ khoán có tỷ lệ “tổng chi phí/tổng doanh thu dự kiến” cao hơn tỷ lệ so với “tổng chi phí/tổng doanh thu khoán năm trước” theo từng ngành nghề.19 | 1-100 |
| X |
| ||||
3 | Tiêu chí 3. Doanh thu bình quân | 3. Hộ khoán có mức “doanh thu khoán dự kiến trên tổng diện tích kinh doanh” thấp hơn so với mức “doanh thu khoán trên tổng diện tích kinh doanh năm liền trước” theo từng ngành nghề.22 | 1-100 |
| X |
| ||||
4 | Tiêu chí 4. Tổng số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế | 4. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh nhiều lần bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. | Mức rủi ro thấp | 10 |
| X |
| |||
Mức rủi ro trung bình | 20 | |||||||||
Mức rủi ro cao | 30 | |||||||||
Mức rủi ro rất cao | 40 | |||||||||
5 | Tiêu chí 5. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế | 5. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn với số tiền phạt như sau:23 | Dưới 25 triệu đồng | 10 |
| X |
| |||
Từ 25 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng | 20 | |||||||||
Từ 60 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng | 30 | |||||||||
Từ 100 triệu đồng trở lên | 40 | |||||||||
6 | Tiêu chí 6. Việc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan. | 6. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hải quan và đã bị cơ quan hải quan ban hành Quyết định xử phạt. | 50 |
| X |
| ||||
7 | Tiêu chí 7. Thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh | 7. Đến thời điểm đánh giá, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. | 80 |
| X |
| ||||
8. Đến thời điểm đánh giá, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. | 80 |
| X |
| ||||||
IV | Nhóm IV. Nhóm chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro khác do Tổng cục Thuế quy định theo từng thời kỳ | |||||||||
1 | Tiêu chí 1. Thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh | 1. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã từng không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh. |
|
| X |
| ||||
|
| 2. Trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm đánh giá, hộ kinh doanh có người đại diện theo pháp luật đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã từng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. |
|
| X |
| ||||
2 | Tiêu chí 2. Chi phí điện, nước, viễn thông. | 3. Hộ kê khai có chênh lệch chi phí điện, nước, viễn thông thực tế (nếu có) cao hơn mức kê khai.24 |
|
| X |
| ||||
|
| 4. Hộ khoán/kê khai không có giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào, không phát sinh doanh thu nhưng vẫn phát sinh các chi phí điện, nước.. .không thay đổi so với giai đoạn phát sinh doanh thu.25 |
|
| X |
| ||||
3 | Tiêu chí 3. Thay đổi phương pháp tính thuế | 5. Hộ khoán chuyển sang hộ kê khai, xuất hóa đơn sau đó lại chuyển về phương pháp khoán trong năm đó. |
|
| X |
| ||||
4 | Tiêu chí 4. Ngưỡng doanh thu | 6. Hộ kê khai có doanh thu năm trước liền kề từ 100 triệu đồng trở xuống.26 |
|
| X |
| ||||
5 | Tiêu chí 5. Khai thuế TNCN | 7. Hộ khoán/kê khai có chi phí nhân công hoặc chi phí nhân công đã đến mức khấu trừ thuế TNCN nhưng không kê khai khấu trừ thuế TNCN, quyết toán thuế TNCN. |
|
| X |
| ||||
6 | Tiêu chí 6. Số lượng người mua | 8. Hộ kê khai có doanh thu hóa đơn đầu ra lớn, số lượng người mua rất ít. |
|
| X |
| ||||
7 | Tiêu chí 7. Xuất hóa đơn đầu ra | 9. Hộ kê khai kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có tính chất bán hàng ngày, nhưng xuất hoá đơn không liên tục, số lượng ít.27 |
|
| X |
| ||||
8 | Tiêu chí 8. Kinh doanh tại chợ biên giới | 10. Hộ khoán/kê khai có kinh doanh tại chợ biên giới |
|
| X |
| ||||
9 | Tiêu chí 9. Có nợ thuế | 11. Hộ khoán/kê khai có nợ thuế |
|
| X |
| ||||
10 | Tiêu chí 11. Xác định sai nhóm thuế suất | 12. Hộ kê khai xác định sai nhóm thuế suất với ngành nghề kinh doanh thực tế. |
|
| X |
| ||||
11 | Tiêu chí 12. Hộ khoán sử dụng hóa đơn | 13. Hộ khoán trong kỳ sử dụng hóa đơn theo từng lần và có sử dụng đầu vào của DN, HKD bỏ địa chỉ kinh doanh |
|
|
| X |
__________________________
1 Dự kiến doanh thu trên tờ khai thấp hơn so với DT trên hóa đơn và DT mà cơ quan thuế thu thập ở mức bất thường (sử dụng hàm xác suất thống kê để xác định mức phù hợp, dự kiến khoảng 1 % trong tổng số HKD kê khai và có chênh lệch), hành vi khai thiếu thuế; DT trên tờ khai cao hơn DT trên hóa đơn và DT mà cơ quan thuế thu thập được là hành vi bán hàng không xuất hóa đơn. Dữ liệu được đưa sang từ DW.Đối với hộ nộp thuế theo từng lần phát sinh có thu nhập từ thương mại điện tử lớn sẽ xem xét hỗ trợ trên DW để đối chiếu với thông tin đã khai.
2 Dự kiến mức doanh thu khoán thấp hơn doanh thu mà CQT thu thập được từ 50% trở lên. Theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC thì thay đổi quy mô kinh doanh bao gồm thay đổi diện tích, lao động và doanh thu. CQT thu thập được: doanh thu từ Sàn TMĐT,...
3 Để xem xét hành vi trốn thuế thì giá trị mua vào lấy trên hóa đơn mà không lấy trên hoá đơn đầu vào để loại trừ trường hợp HKD mua hàng hóa sử dụng bảng kê mà ít có hóa đơn đầu vào, doanh thu lấy trên hóa đơn. Trung bình ngành theo 4 nhóm sản xuất, thương mại, dịch vụ và khác.
5 Để xem xét hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn thì giá trị mua vào lấy trên bảng kê tờ khai mà không lấy trên hóa đơn đầu vào để loại trừ trường hợp HKD mua hàng hóa sử dụng bảng kê mà ít có hóa đơn đầu vào, doanh thu lấy trên hóa đơn.
7 Ý kiến bổ sung của CT HCM, Phú Thọ.
8 Ý kiến của CT Yên Bái, Phú Thọ, Bình Định.
9 Cục Thuế HCM đề xuất bổ sung
10 Dự kiến DT lập bộ năm nay thấp hơn so với DT khoán năm trước ở mức bất thường (sử dụng hàm xác suất thống kê để xác định mức phù hợp, dự kiến khoảng 1% trong tổng số HKD khoán và có chênh lệch) và có xét thêm điều kiện NNT không điều chỉnh quy mô kinh doanh. Quy mô kinh doanh thay đổi là thay đổi diện tích kinh doanh, thay đổi
11 Các chi phí trên phụ lục tờ khai 01-2/Bk-CNKD như thuê địa điểm, diện tích địa điểm kinh doanh, chi phí tài sản, điện, nước,...;chi phí nhân công;.
13 Y kiến của Cục thuế Bình Định. TB ngành 4 nhóm thuế suất. Vi phạm pháp luật thuế, chi phí cao doanh thu thấp. Rủi ro hóa đơn nếu chi phí thấp nhiều so với doanh thu.
16 Theo NĐ 125/2020 xử phạt VPHC về thuế: thẩm quyền phạt đối tổ chức: Chi cục trưởng là 50 trđ; Cục trưởng: 140 trđ, Tổng cục trưởng: 200 triệu đồng, với cá nhân mức = 1/2 tổ chức; Theo NĐ 128/2020 xử phạt VPHC hải quan: thẩm quyền phạt đối với cá nhân: Chi cục trưởng là 25 trđ; Cục trưởng: 50 trđ, Tổng cục trưởng: 100 triệu đồng -> Hiện đang tính tổng mức phạt của cả thuế và hải quan.
19 Các chi phí liên quan như thuê địa điểm, diện tích địa điểm kinh doanh, điện, nước,...; số phương tiện vận tải đang sử dụng; số lao động; hàng hóa đầu vào.
22 Xác định theo từng địa bàn
23 Theo NĐ 125/2020 xử phạt VPHC về thuế: thẩm quyền phạt đối tổ chức: Chi cục trưởng là 50 trđ; Cục trưởng: 140 trđ, Tổng cục trưởng: 200 triệu đồng, với cá nhân mức = 1/2 tổ chức; Theo NĐ 128/2020 xử phạt VPHC hải quan: thẩm quyền phạt đối với cá nhân: Chi cục trưởng là 25 trđ; Cục trưởng: 50 trđ, Tổng cục trưởng: 100 triệu đồng -> Hiện đang tính tổng mức phạt của cả thuế và hải quan.
24 Chi phí điện, nước, viễn thông lấy thông tin từ thông tin cá nhân của chủ HKD. Đề nghị có ý kiến thêm vì nếu đi thuê sẽ không có thông tin hoặc thông tin điện, nước, viễn thông không có MST mà chỉ có mã khách hàng.
25 Ý kiến bổ sung CSTC của Cục Thuế Yên Bái. CQT tự cập nhật thông tin mã khách hàng để xác định điện, nước, viễn thông.
26 Ý kiến bổ sung của CT Bình Định
27 Bổ sung theo ý kiến của Cục Thuế Long An. Hàng hóa, dịch vụ có tính chất hàng ngày như bán lẻ hàng tiêu dùng, ăn uống.Tuy nhiên để xác định tiêu chí rủi ro cần xây dựng được danh mục ngành nghề kinh doanh có tính chất bán hàng ngày.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số ngày / /2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
STT | Mẫu số | Tên biểu mẫu | Số trang |
1 | 01-QLRRHKD | Danh sách hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao |
|
2 | 02-QLRRHKD | Danh sách hộ kê khai xếp hạng rủi ro cao trong các vi phạm pháp luật về thuế (Áp dụng đối với CSTC Nhóm II, IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này) | 01 |
3 | 03-QLRRHKD | Danh sách hộ kê khai xếp hạng rủi ro cao trong sử dụng hóa đơn | 01 |
4 | 04-QLRRHKD | Danh sách hộ khoán xếp hạng rủi ro cao trong các vi phạm pháp luật về thuế | 01 |
5 | 05-QLRRHKD | Danh sách cảnh báo hộ khoán có chênh lệch doanh thu dự kiến | 01 |
6 | 06-QLRRHKD | Danh sách hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao cần kiểm tra theo quy định (tổng hợp) | 01 |
7 | 07-QLRRHKD | Phiếu nhận xét hồ sơ hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao | 01 |
7 | 08-QLRRHKD | Báo cáo đánh giá hiệu quả chỉ số tiêu chí | 02 |
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| 01-QLRRHKD |
DANH SÁCH HỘ KHOÁN, HỘ KÊ KHAI CÓ DẤU HIỆU RỦI RO CAO
(Áp dụng đối với CSTC Nhóm I Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
Kỳ phân tích:…………………….
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Phương pháp tính thuế | Chỉ số | Chỉ số | Chỉ số | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 02-QLRRHKD |
DANH SÁCH HỘ KÊ KHAI XẾP HẠNG RỦI RO CAO TRONG CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
(Áp dụng đối với CSTC Nhóm II, nhóm IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
Kỳ phân tích:…………………..
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Phương pháp tính thuế | Điểm chỉ số rủi ro cao | Số lượng chỉ số có điểm rủi ro cao | Tổng điểm rủi ro | Ghi chú | ||
Chỉ số | Chỉ số | Chỉ số | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 03-QLRRHKD |
DANH SÁCH HỘ KÊ KHAI XẾP HẠNG RỦI RO CAO TRONG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
(Áp dụng đối với CSTC Nhóm II, Nhóm IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
Kỳ phân tích:…………….
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Phương pháp tính thuế | Điểm chỉ số rủi ro cao | Số lượng chỉ số có điểm rủi ro cao | Tổng điểm rủi ro | Ghi chú | ||
Chỉ số | Chỉ số | Chỉ số | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 04-QLRRHKD |
DANH SÁCH HỘ KHOÁN XẾP HẠNG RỦI RO CAO TRONG CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
(Áp dụng đối với CSTC Nhóm III, Nhóm IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
Kỳ phân tích:……………….
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Phương pháp tính thuế | Điểm chỉ số rủi ro cao | Số lượng chỉ số có điểm rủi ro cao | Tổng điểm rủi ro | Ghi chú | ||
Chỉ số | Chỉ số | Chỉ số | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 05-QLRRHKD |
DANH SÁCH CẢNH BÁO HỘ KHOÁN CÓ CHÊNH LỆCH DOANH THU DỰ KIẾN
(Áp dụng đối với CSTC Nhóm III Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
Kỳ phân tích:…………
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Phương pháp tính thuế | Doanh thu khoán năm N-1 | Doanh thu kê khai TLPS năm N-1 | Doanh thu CQT thu thập được | Doanh thu dự kiến năm N | Chênh lệch doanh thu dự kiến năm N với năm N-1 | Chênh lệch thuế khoán | Số lượng chỉ số có điểm rủi ro cao | Tổng điểm rủi ro | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 06-QLKHD/QD-QLRR |
DANH SÁCH HỘ KHOÁN, HỘ KÊ KHAI RỦI RO CAO CẦN KIỂM TRA THEO QUY ĐỊNH (TỔNG HỢP)
Kỳ phân tích:…………….
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Trạng thái hoạt động | Ngành nghề kinh doanh | Loại hình kinh tế | Điểm chỉ số rủi ro cao | Số lượng chỉ số có điểm rủi ro cao | Tổng điểm rủi ro | Ghi chú | ||
Chỉ số | Chỉ số | Chỉ số | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mẫu số 07-QLRRHKD |
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU NHẬN XÉT HỒ SƠ HỘ KINH DOANH RỦI RO CAO
Kỳ phân tích:
- Người nộp thuế:……………………………………………..
- Mã số thuế:……………………………………………………
- Địa chỉ:………………………………………………………..
- Ngành nghề kinh doanh:…………………………………..
- Công chức kiểm tra:………………………………………..
I. NHẬN XÉT:
1. Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý của các hồ sơ liên quan hộ kinh doanh: (công chức kiêm tra tự ghi)
…………………………………………………………………..
2. Kiểm tra các dấu hiệu rủi ro:
2.1. Chỉ số tiêu chí 1: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí: ……………………………………
- Điểm rủi ro:………………………………………………………
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………
2.2. Chỉ số tiêu chí 2: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:……………………………………….
- Điểm rủi ro:………………………………………………………….
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………….
2.3. Chỉ số tiêu chí 3: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:……………………………………….
- Điểm rủi ro:………………………………………………………….
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………….
2.4 Chỉ số tiêu chí 4: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:……………………………………….
- Điểm rủi ro:………………………………………………………….
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………….
2.5. Chỉ số tiêu chí 5: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:……………………………………….
- Điểm rủi ro:………………………………………………………….
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………….
2.6. Chỉ số tiêu chí 6: (Tên chỉ số tiêu chí):
- Kết quả của chỉ số tiêu chí:……………………………………….
- Điểm rủi ro:………………………………………………………….
- Mức độ rủi ro:……………………………………………………….
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
3. Kết quả phân tích:
- Tổng điểm:…………………………………………………………..
- Xếp hạng rủi ro:………………………………………………..
4. Nội dung nhận xét khác ngoài phần hỗ trợ của ứng dụng: (công chức kiểm tra tự ghi)
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
II. XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA:
Kiến nghị thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình và bổ sung các nội dung có liên quan đến kết quả nhận xét nêu trên:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
| Ngày tháng năm |
Ghi chú: phiếu nhận xét có thể kết xuất ra word.
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
| Mẫu số 08-QLRRHKD |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHỈ SỐ TIÊU CHÍ
Nhóm chỉ số tiêu chí:…….; năm đánh giá:………
STT | MST | Tên NNT | Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 1 | Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 2 | Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 3 | Mức độ rủi ro cao của Chỉ số N | Tổng số tiền thuế phải nộp điều chỉnh tăng; ấn định; giảm khấu trừ, giảm lỗ; số tiền thuế được miễn, giảm thuế; số tiền phạt |
1 |
|
| X |
|
|
| 5 tỷ |
2 |
|
| X |
|
|
| 10 tỷ |
3 |
|
| - |
|
|
| - |
|
|
| … |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | 50 lần |
|
|
|
|
|
| Hiệu quả của chỉ số tiêu chí (Tổng số tiền thuế phải nộp điều chỉnh tăng; ấn định; giảm khấu trừ; giảm lỗ; số tiền thuế được miễn, giảm thuế; số tiền phạt /Số lần xuất hiện rủi ro cao) |
|
|
|
| 1 tỷ/lần |
| Ngày tháng năm |
THUYẾT MINH
Bộ Chỉ số tiêu chí và hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế và hóa đơn
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Thông tư 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2023 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
+ Khoản 2a điều 25 quy định:
“2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này có trách nhiệm ban hành:
a) Các chỉ số tiêu chí quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ; định kỳ hàng năm có thể thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung chỉ số tiêu chí đảm bảo tính cập nhật, phù hợp thực tế;”
+ Điều 12 quy định về phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân:
“1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
a) Rủi ro cao.
b) Rủi ro trung bình.
c) Rủi ro thấp.
2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.”
- Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Khoản 1, 2 Điều 17 quy định trách nhiệm của Tổng cục Thuế:
“1. Xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Hướng dẫn chi tiết quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại Cục thuế và Chi cục Thuế... ”
- Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh làm cơ sở áp dụng thống nhất cho các hộ kinh doanh, phục vụ cho mục đích xác định nghĩa vụ thuế.
2. Phạm vi áp dụng: Cơ quan thuế các cấp và công chức thuế áp dụng Bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) này để phân tích thông tin, đánh giá xác định người nộp thuế là Hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh (CNKD) nộp thuế theo phương pháp khoán và HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai (sau đây gọi là hộ khoán và hộ kê khai) có dấu hiệu rủi ro trong việc vi phạm pháp luật về thuế và quản lý sử dụng hóa đơn.
3. Mục đích
- Xác định hộ khoán và hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro trong việc gian lận thuế, vi phạm pháp luật về thuế.
- Xác định hộ khoán và hộ kê khai sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
4. Quan điểm xây dựng
Bộ CSTC và quy trình được xây dựng đơn giản, đúng trọng tâm, trọng điểm.
Bộ CSTC sẽ xác định những CSTC trọng yếu cần đưa HKD vào diện kiểm tra ngay và nhóm CSTC chấm điểm xác định những HKD có rủi ro cần kiểm tra.
Việc áp dụng QLRR đối với HKD, CNKD phải đảm bảo tính thống nhất, khách quan khi xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định.
5. Đặc điểm nhận diện HKD rủi ro
Hiện nay việc xác định HKD thuộc danh sách cảnh báo ngưỡng chặn xuất hóa đơn theo ngày sẽ thực hiện theo hệ số K trên ứng dụng HĐĐT. Với Bộ CSTC này sẽ thực hiện chạy phân tích định kỳ theo tháng/quý trên ứng dụng QLRR phân hệ HKD. Riêng với trường hợp hộ khoán có doanh thu dự kiến năm nay không hợp lý so với doanh thu tính lệ phí môn bài, ứng dụng sẽ hỗ trợ cảnh báo xác định những trường hợp cần rà soát kiểm tra vào đầu năm (ứng dụng chạy vào ngày 25/12 và ngày 05/01) để xác định mức doanh thu khoán, số thuế khoán.
5.1. Nhận diện HKD có dấu hiệu rủi ro về gian lận thuế, trốn thuế
- Hộ kê khai có chênh lệch doanh thu trên tờ khai và doanh thu trên hoá đơn.
- Hộ kê khai có trị giá hàng hóa mua vào trên hóa đơn lớn nhưng không phát sinh doanh thu hoặc doanh thu thấp.
- Hộ kê khai có tỷ lệ “Tổng chi phí / Tổng doanh thu” bất hợp lý theo ngành nghề kinh doanh.
- Hộ khoán có chênh lệch >50% doanh thu khoán và doanh thu do cơ quan thuế thu thập được (thông qua quét dữ liệu trên sàn thương mại điện tử).
- Hộ khoán có trị giá hàng hóa mua vào trên hóa đơn lớn nhưng doanh thu khoán nhỏ.
- Hộ kê khai có chi phí nhân công cao nhưng chưa khai khấu trừ, quyết toán thuế TNCN.
Ngoài ra, để đánh giá rủi ro gian lận thuế, trốn thuế thì cơ quan thuế có thể phân tích rủi ro thông qua đánh giá lịch sử nhân thân của chủ HKD, lịch sử vi phạm pháp luật về thuế.
5.2 Nhận diện HKD có dấu hiệu rủi ro về sử dụng không hợp pháp hóa đơn
- Hộ kê khai thuộc danh sách cảnh báo theo hệ số K
- Hộ kê khai có tỷ lệ số lượng hóa đơn sử dụng kỳ này so với số lượng hóa đơn sử dụng bình quân 12 tháng (hoặc 4 quý trước) liền kề.
- Trường hợp Hộ khoán có đề nghị cấp hóa đơn lẻ thì cần xem xét các dấu hiệu rủi ro liên quan đến lịch sử nhân thân của chủ HKD, lịch sử vi phạm pháp luật về thuế, các thông tin liên quan đến hóa đơn đầu vào hoặc giá trị của hóa đơn đề nghị cấp lẻ cao bất thường (cao hơn doanh thu khoán), sử dụng đầu vào của DN, HKD đề hợp thức nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Trên cơ sở đó, Bộ CSTC được chia làm 4 Nhóm với 41 CSTC.
6. Phương pháp phân tích rủi ro
Đối với CSTC nhóm I: trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc 1 trong các dấu hiệu rủi ro này thì cơ quan thuế sẽ đưa vào diện rà soát, kiểm tra ngay mà không qua chấm điểm rủi ro.
Đối với CSTC nhóm II (áp dụng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai): thực hiện phân tích rủi ro theo phương thức chấm điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó, lựa chọn để đưa ra danh sách HKD cần rà soát kiểm tra.
Đối với CSTC nhóm III (áp dụng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán): là nhóm các CSTC tham khảo bổ sung cho Bộ CSTC phù hợp với từng địa bàn, từng thời kỳ được thực hiện chủ yếu theo phương pháp chấm điểm rủi ro.
Đối với CSTC nhóm IV (áp dụng cho cả hộ khoán và hộ kê khai): do Cục Thuế lựa chọn đưa vào (nếu cần).
Việc tính toán chấm điểm rủi ro đối với từng CSTC được thực hiện theo từng ngành nghề kinh doanh (dự kiến ngành nghề kinh doanh đến cấp 2) và đưa ra ngưỡng rủi ro dựa trên số liệu của toàn quốc hoặc số liệu theo địa bàn tỉnh, thành phố, cơ quan thuế quản lý.
7. Hướng dẫn thực hiện
Việc áp dụng QLRR lựa chọn HKD, CNKD để kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế và vi phạm trong quản lý sử dụng hóa đơn được thực hiện theo trình tự như sau:
- Thu thập và xử lý thông tin
- Xây dựng và sử dụng Bộ CSTC.
- Đánh giá và xếp hạng rủi ro
- Lựa chọn, xử lý đối với trường hợp HKD, CNKD có rủi ro để lập danh sách kiểm tra.
- Đánh giá hiệu quả Bộ CSTC
7.1. Thu thập và xử lý thông tin
Việc thu thập và xử lý thông tin được thực hiện theo Quyết định số 86/QĐ- TCT ngày 08/02/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Liên quan đến việc thu tập thông tin được khai thác từ các sàn Thương mại điện tử trình tự thực hiện theo Quy trình tiếp nhận, khai thác và xử lý thông tin trên Cổng thông tin thương mại điện tử và đẩy dữ liệu sang ứng dụng QLRR phân hệ quản lý Hộ kinh doanh để phân tích rủi ro.
7.2. Xây dựng và sử dụng Bộ CSTC
Việc phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện theo Bộ CSTC áp dụng QLRR đối với HKD khi được ban hành.
7.3. Đánh giá và xếp hạng rủi ro
Việc đánh giá phân tích rủi ro được thực hiện định kỳ vào ngày 05 hàng tháng. Riêng với trường hợp xác định mức doanh thu khoán đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán, hệ thống sẽ chạy thêm vào ngày 25/12 và ngày 05/01 để hỗ trợ đưa ra danh sách cảnh báo hộ khoán có doanh thu dự kiến năm nay không hợp lý so với doanh thu tính lệ phí môn bài, doanh thu khoán thuế năm trước.
* Xây dựng ngưỡng rủi ro
Việc phân ngưỡng rủi ro cao được thực hiện theo 2 phương pháp
- Phương pháp số tuyệt đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng NNT hoặc theo tổng điểm rủi ro.
- Phương pháp số tương đối: số lượng HKD có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên số lượng HKD đang hoạt động đưa vào phân tích.
Tỷ lệ (số lượng) HKD xếp hạng rủi ro thấp tương ứng với 50% tổng số HKD lấy từ tổng điểm rủi ro thấp nhất trở lên.
Tỷ lệ (số lượng) HKD xếp hạng rủi ro trung bình: là tỷ lệ (số lượng) HKD còn lại sau khi trừ đi số HKD rủi ro cao và số HKD rủi ro thấp.
* Xử lý kết quả đánh giá, phân loại
Căn cứ kết quả phân tích rủi ro và ngưỡng rủi ro, hệ thống hỗ trợ đưa ra danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao. Bộ phận QLRR đối với HKD tại cơ quan thuế thực hiện kết xuất danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao trên ứng dụng QLRR phân hệ quản lý HKD theo mẫu:
01-QLRRHKD: Danh sách hộ khoán, hộ kê khai có dấu hiệu rủi ro cao (Áp dụng đối với CSTC Nhóm I Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này).
02-QLRRHKD: Danh sách hộ kê khai xếp hạng rủi ro cao trong các vi phạm pháp luật về thuế (Áp dụng đối với CSTC Nhóm II, IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này).
03-QLRRHKD: Danh sách hộ kê khai xếp hạng rủi ro cao trong sử dụng hóa đơn (Áp dụng đối với CSTC Nhóm II, IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này).
04-QLRRHKD: Danh sách hộ khoán xếp hạng rủi ro cao trong các vi phạm pháp luật về thuế (Áp dụng đối với CSTC Nhóm III, IV Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
05-QLHKD/QĐ-QLRR: Danh sách cảnh báo hộ khoán có chênh lệch doanh thu dự kiến (Áp dụng đối với CSTC Nhóm III Bộ CSTC ban hành kèm theo Quyết định này)
06-QLRRHKD: Danh sách hộ khoán, hộ kê khai rủi ro cao cần kiểm tra theo quy định (tổng hợp).
Chậm nhất ngày 10 hàng tháng Bộ phận QLRR chuyển danh sách HKD có xếp hạng rủi ro cao đã được phê duyệt đến Bộ phận quản lý HKD để phục vụ công tác rà soát kiểm tra thực tế HKD theo Quy định.
7.4. Lựa chọn, xử lý đối với trường hợp HKD, CNKD có rủi ro để lập danh sách kiểm tra
Lãnh đạo Bộ phận Quản lý HKD căn cứ vào danh sách HKD có xếp hạng rủi ro cao thực hiện phân công công chức trực tiếp xử lý. Trên cơ sở đó, công chức thuế thực hiện kiểm tra các nội dung rủi ro cao theo kết quả phân tích của từng CSTC. Trường hợp các hồ sơ rủi ro đã rõ nguyên nhân được giải trình hợp lý tại các tháng/Quý trước đó thì trình Lãnh đạo phê duyệt loại trừ hồ sơ rủi ro.
- Trường hợp trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của HKD tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của HKD là thấp thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn HKD đó để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
- Trường hợp trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế có thông tin tin cậy xác định HKD có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch kiểm tra.
- Trường hợp có loại trừ hoặc bổ sung HKD vào danh sách rủi ro cao thì Bộ phận quản lý HKD chuyển Bộ phận QLRR nhập lý do loại trừ/bổ sung trên ứng dụng QLRR phân hệ quản lý HKD tại các mẫu 01/02/03/04-QLRRHKD.
Sau khi bộ phận QLRR nhập lý do loại trừ/bổ sung HKD rủi ro cao và đã được Lãnh đạo cơ quan thuế (có thể ủy quyền cho Bộ phận QLRR) phê duyệt trên ứng dụng, ứng dụng sẽ hỗ trợ xây dựng mẫu 06-QLRRHKD tổng hợp danh sách HKD rủi ro cao cần kiểm tra theo Quy định.
7.5 Đánh giá hiệu quả Bộ CSTC
Đối với trường hợp hộ kê khai, hộ khoán có rủi ro cao cần lập Phiếu nhận xét hồ sơ của từng hộ theo mẫu 07-QLRRHKD.
Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện công tác áp dụng QLRR đối với HKD, hệ thống sẽ hỗ trợ đánh giá hiệu quả của từng CSTC theo mẫu 08-QLRRHKD./.