Công văn 217/CTKGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về việc tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu.

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 217/CTKGI-TTHT

Công văn 217/CTKGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về việc tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu
Cơ quan ban hành: Cục Thuế tỉnh Kiên GiangSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:217/CTKGI-TTHTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Văn Nồng
Ngày ban hành:05/02/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 217/CTKGI-TTHT

V/v tính thuế tài nguyên và Phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác
khoáng sản tận thu

Kiên Giang, ngày 05 tháng 02 năm 2024

Kính gửi:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc
Mã số thuế: 1702162109
Địa chỉ: 116 Trần Hưng Đạo, Kp. 7, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Cục Thuế Kiên Giang nhận được Đơn đề nghị số 05/2024/NAĐN ngày 29/01/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc (sau đây gọi là Công ty) V/v tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu, Cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về thuế tài nguyên:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, thì công thức xác tính thuế Tài nguyên bao gồm: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, công thức như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất thuế tài nguyên

Trong đó:

* Sản lượng tính thuế tài nguyên: được xác định theo Khoản 1, 2a Điều 5 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính, quy định:

“1. Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

Trường hợp tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản lượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ. ...

2. Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:

a) Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại .

Trường hợp đất, đá, phế thải, bã xít thu được qua sàng tuyển mà bán ra thì phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên có trong phế thải, bã xít bán ra theo giá bán và thuế suất tương ứng của tài nguyên có trong phế thải, bã xít”.

Như vậy Sản lượng tính thuế tài nguyên là sản lượng thực tế Công ty đã khai thác được, Không tính theo sản lượng công ty đã bán được.

* Giá tính thuế đơn vị tài nguyên: Căn cứ Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính, quy định:

Điều 6. Giá tính thuế tài nguyên

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.

Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển”.

Căn cứ Quyết định số 03/2024/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2024. Tại Phụ lục Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại (Kèm theo Quyết định số 03/2024/QĐ-UBND ngày 23/01/2024) thì cát san lấp (bao gồm cả cát nhiễm mặn) thuộc mã nhóm, loại tài nguyên II501 và có giá tính thuế tài nguyên là: 109.000 đ/m3

* Thuế suất thuế tài nguyên: Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính:

“ Điều 7. Thuế suất thuế tài nguyên

1. Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Căn cứ số thứ tự 5 Mục II BIỂU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); thì tài nguyên cát áp dụng thuế suất thuế tài nguyên là: 15%.

Vậy căn cứ vào công thức tính thuế tài nguyên trên thì Công ty thực hiện kê khai thuế tài nguyên theo quy định.

2. Về phí bảo vệ môi trường

* Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, quy định:

“Điều 4. Người nộp phí

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

....3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí”.

* Mức phí phải nộp: căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

Điều 6. Mức thu phí

... 3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này”.

* Điều 7. Phương pháp áp dụng tính Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

Trong đó:

F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).

Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).

Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.

Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).

Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f2 là mức thu phí tương ứng của loại khoáng sản khai thác (theo khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang) là 4.000 đồng/m3.

K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại tận thu bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản không kim loại tương ứng

Phí Bảo vệ Môi trường đối với cát tận thu = F x 60%.

3. Về xuất Hóa đơn: Công ty thuộc doanh nghiệp rủi ro cao về thuế. Do đó, khi phát sinh doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, Công ty có Tờ trình gửi Cục Thuế để được xem xét bán hóa đơn lẻ.

Cục Thuế thông báo cho Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng NVDTPC, KTNB,
KK, TTKT1, TTKT2;
- TTT Website Cục Thuế;
- Lưu: VT, TTHT, LVLUAN.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Văn Nồng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi