Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2109/TCT-PC 2023 về vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2109/TCT-PC
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2109/TCT-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Thành Xuân Lý |
Ngày ban hành: | 29/05/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính |
tải Công văn 2109/TCT-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 2109/TCT-PC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2023 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Bình
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 1087/CTTBI-NVDTPC ngày 28/3/2023 của Cục Thuế tỉnh Thái Bình báo cáo vướng mắc khi xử phạt vi phạm hành chính. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về tính tiền chậm nộp khi người nộp thuế bị xử phạt hành vi trốn thuế
- Căn cứ điểm b, điểm c khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế chậm nộp tờ khai trên 90 ngày, có phát sinh số tiền thuế phải nộp, chưa nộp NSNN (không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ; chưa quá thời hiệu xử phạt) thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo khoản 2 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước, không bị tính tiền chậm nộp.
2. Về xác định mức phạt vi phạm hành chính
- Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Căn cứ quy định nêu trên, người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì được xác định là tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần. Trường hợp người nộp thuế cùng một thời điểm nộp nhiều hồ sơ khai thuế GTGT của nhiều kỳ khác nhau thuộc trường hợp bị xử phạt về thủ tục thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện với 01 tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
3. Về bất cập trong xử phạt đối với hành vi trốn thuế trong các trường hợp số tiền thuế trốn nhỏ
- Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
- Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
- Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự năm 2017).
Trong hệ thống hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hành vi trốn thuế có tính chất, mức độ nghiêm trọng nhất nên mức tiền phạt không cố định như mức phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế mà được xác định theo số lần tiền thuế trốn, thường có số tiền phạt lớn. Đồng thời, hành vi trốn thuế còn bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự năm 2017). Ngoài ra, việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm về hành vi này còn là tình tiết để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế khi mức tiền thuế trốn dưới mức quy định. Đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân là 12.500.000 đồng. Do đó, việc căn cứ vào số tiền phạt cụ thể đối với 02 hành vi này trong tình huống có tính đặc thù như của Cục Thuế nêu để cho rằng có sự không công bằng là không phù hợp do không phản ánh đúng tính chất, hậu quả của mức phạt đối với hành vi trốn thuế và mục đích ngăn chặn, phòng ngừa của các quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Thái Bình biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |