Công văn 1785/TCT-PC về việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành

thuộc tính Công văn 1785/TCT-PC

Công văn 1785/TCT-PC về việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1785/TCT-PC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Phạm Văn Huyến
Ngày ban hành:09/05/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 1785/TCT-PC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

Số: 1785/TCT-PC
V/v: Xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng hóa đơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2008

 

 

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Cà Mau.

 

Trả lời công văn số 07/CT-KTrT ngày 04/01/2008 của Cục Thuế tỉnh Cà Mau hỏi về việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn, Tổng cục Thuế trả lời như sau:

1. Về việc xác định hành vi vi phạm hành chính:

Thời điểm cơ sở kinh doanh thực hiện hành vi xuất hóa đơn ghi giá trị trên liên 2 chênh lệch với liên 1, liên 3 đối với mỗi số hóa đơn là khác nhau. Do vậy, xác định từng lần lập hóa đơn có ghi chênh lệch giữa các liên là một hành vi vi phạm hành chính. Và việc cơ sở kinh doanh này thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt được coi là tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002.

2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 36 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các điểm a, d khoản 3, Điều 14 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này thuộc về Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

3. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Trên cơ sở xác định hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt vi phạm nêu tại điểm 1, điểm 2 trên đây thì việc xác định thời điểm xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể là theo từng lần cơ sở kinh doanh có hành vi lập hóa đơn ghi giá trị có sự chênh lệch giữa các liên của hóa đơn.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 10 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là 02 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Đồng thời, tại khoản 3, Điều 10 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định: “Trong thời gian được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt”.

Căn cứ các quy định trên, để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mà Cục Thuế nêu ra, trước tiên phải xác định được thời điểm cơ sở kinh doanh thực hiện hành vi vi phạm mới (tức là thời điểm lập 03 số hóa đơn sau). Nếu là thời điểm này nằm trong thời gian 02 năm kể từ thời điểm cơ sở kinh doanh có hành vi lập hóa đơn ghi giá trị sự chênh lệch giữa các liên của số hóa đơn trước đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm cơ sở kinh doanh lập hóa đơn ghi giá trị có sự chênh lệch giữa các liên của số hóa đơn lập lần sau.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Cà Mau biết và thực hiện./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế các tỉnh, thành phố;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, PC.(2b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Văn Huyến

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 1785/TCT-PC
Hanoi, May 09, 2008
 
OFFICIAL LETTER
ON THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE USE OF INVOICES
To: The Tax Department of Ca Mau province
In response to Official Letter No. 07/CT-KTrT of January 4, 2008, of the Tax Department of Ca Mau province inquiring about the sanctioning of administrative violations in the use of invoices, the General Department of Taxation gives the following reply:
1. Determination of acts of administrative violation:
The business establishment issued invoices with different value written in copy 2 as compared to the value written in copy 1 and copy 3 for each serial number of the invoice at different times. Therefore, each time of making an invoice with different values written in its copies is determined as an act of administrative violation. At the same time as the business establishment has committed this act of administrative violation repeatedly but has not yet been sanctioned while the statute of limitations for sanctioning has not yet expired, this fact is regarded an aggravating circumstance under Clause 2, Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Clause 2, Article 6 of the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Competence to sanction administrative violations:
Pursuant to Clause 3, Article 36 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Points a and d, Clause 3, Article 14 of the Government’s Decree No. 89/2002/ND-CP of November 7, 2002, on the printing, issuance, use and management of invoices, in this case, the head of the district-level Tax Department has competence to sanction this administrative violation.
3. Statute of limitations for sanctioning administrative violations:
On the basis of determining acts of violation and the competence to sanction violations specified at Points 1 and 2 above, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be determined based on the time an act of violation is committed, namely each time the business establishment makes an making invoice with different values written in its copies.
Pursuant to Clause 1, Article 10 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the finance domain is two years after an administrative violation is committed.
Clause 3, Article 10 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations also stipulates: “Within the time limit specified in Clauses 1 and 2 of this Article, if the individual or organization commits a new act of administrative violation in the same domain in which he/she/it previously committed a violation or arbitrarily shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning specified in Clauses 1 and 2 of this Article will not apply but shall be re-counted from the time the new administrative violation is committed or the time the act of shirking or obstructing the sanctioning is terminated.”
Pursuant to the above provisions, to determine the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the case reported by the Tax Department of Ca Mau province, first it is necessary to determine the time the business establishment committed the new act of violation (i.e., the time of making invoices of 3 subsequent serial numbers). If this time is within the two-year duration counting from the time the business establishment committed the act of making the first invoice with different values written in its copies, the statute of limitations for sanctioning this administrative violation shall be re-counted from the time the business establishment made the invoices of the subsequent numbers with different values written in their copies.
The General Department of Taxation gives the above reply to the Tax Department of Ca Mau province for information and compliance.
 

 
FOR THE GENERAL DIRECTOR OF TAXATION
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Pham Van Huyen
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 1785/TCT-PC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất