Công văn 1747/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu bị chuyển hoàn về Việt Nam

thuộc tính Công văn 1747/TCHQ-GSQL

Công văn 1747/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu bị chuyển hoàn về Việt Nam
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1747/TCHQ-GSQL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành:21/04/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Chính sách
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN
SỐ 1747/TCHQ-GSQL NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ VIỆC
MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ VAT ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU
BỊ CHUYỂN HOÀN VỀ VIỆT NAM

 

Kính gửi: - Cục Hải quan Thành phố Hà Nội

- Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh

- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng

 

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 7961/BC ngày 26/12/2003 của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phản ánh về việc hiện nay Chi cục Hải quan Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh đang xử lý thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với lô hàng đã xuất khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng vì lý do nào đó bị chuyển hoàn về Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Trường hợp lô hàng đã xuất khẩu theo hợp đồng mua bán nhưng vì lý do nào đó phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì thực hiện đúng nội dung quy định tại điểm 1.k, mục I, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.

2. Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính, đề nghị Cục Hải quan các thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc không tính thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các trường hợp hàng đã xuất khẩu theo hình thức phi mậu dịch (không có hợp đồng mua bán) như quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng quảng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng vì lý do nào đó bị chuyển hoàn về Việt Nam.

Về thủ tục hải quan: Hải quan kiểm tra thực tế mặt hàng bị chuyển hoàn về Việt Nam (nhập khẩu trở lại Việt Nam) với mặt hàng khai báo tại hồ sơ lưu của Hải quan; kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ lưu của Hải quan với hồ sơ của doanh nghiệp hoặc chủ hàng.

- Nếu mặt hàng đúng với mặt hàng khi xuất khẩu và phù hợp với mặt hàng khai báo tại hồ sơ lưu của Hải quan thì trả lại hàng cho doanh nghiệp hoặc chủ hàng, hoàn thuế xuất khẩu (nếu có). Doanh nghiệp hoặc chủ hàng có trách nhiệm nộp lệ phí và các khoản thu khác nếu có (trừ các loại thuế) theo qui định của Pháp luật.

- Trường hợp mặt hàng không đúng với mặt hàng khi xuất khẩu và không phù hợp với mặt hàng khai báo tại hồ sơ lưu của Hải quan thì doanh nghiệp hoặc chủ hàng phải nộp đủ các loại thuế, lệ phí và các khoản thu khác nếu có theo quy định của Pháp luật.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị Cục Hải quan các thành phố báo cáo Tổng cục (Vụ Giám sát Quản lý) để có chỉ đạo.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất