Công văn 1608/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc thuế thu nhập cá nhân đối với trợ cấp mất việc làm

thuộc tính Công văn 1608/TCT-TNCN

Công văn 1608/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc thuế thu nhập cá nhân đối với trợ cấp mất việc làm
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1608/TCT-TNCN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Phạm Duy Khương
Ngày ban hành:14/05/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
---------------

Số: 1608/TCT-TNCN

V/v: thuế TNCN đối với trợ cấp mất việc làm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2010

 

 

Kính gửi: Văn phòng đại diện Ngân hàng thương mại Taipei Fubon tại Hà Nội

 

 

Trả lời công văn số FB/0904 ngày 14/4/2010 Văn phòng đại diện Ngân hàng thương mại Taipei Fubon tại Hà Nội về việc thuế thu nhập cá nhân đối với khoản trợ cấp mất việc làm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 17 Bộ Luật lao động: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”.

Theo hướng dẫn tại tiết đ, điểm 2.2.4, khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

“2.2.4. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động:

…………………

d) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.”

Theo các quy định nêu trên nếu Chi nhánh Ngân hàng Chinfon trả trợ cấp mất việc làm theo đúng quy định của Bộ luật Lao động cho các nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng thì khoản trợ cấp mất việc làm được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2, Điều 1 Thông tư số 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động.

Trường hợp Chi nhánh Ngân hàng Chinfon trả trợ cấp mất việc làm cho các nhân viên này cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tổng cục Thuế thông báo để Văn phòng đại diện ngân hàng Taipei Fubon tại Hà Nội được biết và liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được giải thích cụ thể./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế TP. Hà Nội;
- Lưu: VT, TNCN.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất