Công văn 1580/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm hành chính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1580/TCT-CS

Công văn 1580/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm hành chính
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1580/TCT-CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Duy Khương
Ngày ban hành:23/04/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính

tải Công văn 1580/TCT-CS

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

__________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________

Số: 1580/TCT-CS
V/v: xử phạt vi phạm HC

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2008

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk lắk

Trả lời công văn số 261/CT-KTNB ngày 01/01/2008 của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk về xử lí vi phạm hành chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điều 10, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính có quy định:

“1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

Điều 121. Xử lí vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính.

“Người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lí hoặc xử lí không kịp thời, không đúng mức, xử lí vượt thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Tại Điều 14 Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí quy định:

“Điều 14. Vi phạm quy định về chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

5. Đối với hành vi làm mất, cho, bán chứng từ:

a) Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho khách hàng của mỗi số chứng từ chưa sử dụng;

b) Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vị làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho khách hàng của chứng từ chưa sửu dụng;

...

d) Mức phạt đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng; riêng trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng áp dụng mức phạt tối đa theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều này”.

Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp Trường mẫu giáo Hoa Plang làm mất biên lai thu phí, thời điểm nhận biên lại từ năm 2001 nhưng thời điểm làm mất Biên lai chưa xác định rõ, không có căn cứ để xác định số biên lai thất lạc đã sử dụng. Vì vậy, đề nghị Cục Thuế xác định rõ thời điểm làm mất biên lai để có căn cứ xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hiành chính đối với hành vi làm mất biên lai. Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Đồng thời, Cục Thuế phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các công chức thuế có liên quan trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp thời hiệu xử phạt vẫn còn thì xử phạt theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 nêu trên. Cục thuế căn cứ vào tình tiết cụ thể để xác định mức phạt cho phù hợp.

Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế tỉnh Đắc Lắc có biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lí biên lai thu phí, lệ phí tránh để tình trạng đơn vị thu phí không sử dụng Biên lai khi thu phí, lệ phí và không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ, làm mất Biên lai thu phí, lệ phí trong một thời gian dài mới phát hiện ra.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đắc Lắc được biết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Ban PC, HT, TTTĐ ;
- Lưu: VT, CS (2b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Phạm Duy Khương

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi