Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 12634/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc phí, lệ phí hàng hải
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 12634/TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12634/TC/TCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 27/12/2001 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 12634/TC/TCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12634 TC/TCT NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2001
VỀ VIỆC PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC ngày 28/5/2001 về mức thu phí, lệ phí hàng hải. Qua thời gian thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm như sau:
1. Trọng tải tính phí đối với tàu chở giàu thô, xăng dầu sản phẩm, gas và dầu thực vật được áp dụng phương pháp tính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải.
2. Tàu thuỷ vào, rời cảng có khối lượng hàng hoá mỗi lượt bốc hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 30% tổng trọng tải toàn phần của tàu thuỷ (DWT) thì được giảm 50% mức thu quy định tương ứng tại mục I, mục II phần B của Biểu phụ lục số 1, số 2 và điểm 5 mục II của Biểu phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC (tính theo từng lượt tàu vào hoặc rời cảng).
Trường hợp tàu thuỷ vào, rời cảng có khối lượng hàng hoá mỗi lượt bốc hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 50% tổng trọng tải toàn phần của tàu thuỷ (DWT) thì được giảm 30% mức thu quy định tương ứng tại mục I, mục II phần B của Biểu phụ lục số 1, số 2 và điểm 5 mục II của Biểu phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC (tính theo từng lượt tàu vào hoặc rời cảng).
3. Miễn phí bảo đảm hàng hải đối với tàu sông (tàu kéo, đẩy, lai dắt, sà lan biển, sà lan LASH thuộc phương tiện vận tải đường sông) quy định tại điểm 3c mục II phần B của Biểu phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC.
4. Về phí cầu bến, phao neo:
a) Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thì phí là khoản thu do nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của ngân sách nhà nước về đầu tư, về quản lý hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng không mang tính kinh doanh. Do đó:
- Các vùng nước, cầu bến, phao neo do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng (kể cả vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia) và giao cho Cảng vụ quản lý (cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải) hoặc các vùng nước, cầu bến, phao neo do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng sau đó giao cho doanh nghiệp cảng quản lý, nhưng doanh nghiệp cảng không hạch toán kinh doanh (doanh nghiệp không phải bảo toàn vốn đối với tài sản được giao, không trích khấu hao TSCĐ và hạch toán vào chi phí kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước theo Luật định) thì khoản thu về neo đậu, sử dụng cầu bến, phao neo là khoản thu phí thuộc ngân sách nhà nước, được áp dụng mức thu theo quy định tại Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC nêu trên.
- Đối với vùng nước, cầu bến, phao neo do doanh nghiệp cảng đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc vùng nước, cầu bến, phao neo do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng sau đó giao cho doanh nghiệp cảng hạch toán kinh doanh (doanh nghiệp phải bảo toàn vốn đối với tài sản được giao, trích khấu hao TSCĐ và hạch toán vào chi phí kinh doanh, nộp tiền thuê đất đối với phần bến bãi được giao và nộp thuế với nhà nước theo luật định) thì khoản thu về neo đậu, sử dụng cầu bến, phao neo là giá dịch vụ (doanh thu) của doanh nghiệp cảng, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 04/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC.
b) Theo điểm 3, mục III, Phụ lục 1 Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC thì: "Tàu thuỷ có trọng tải dưới 200GT, tổng thu hai loại phí neo đậu tại vũng, vịnh và phí sử dụng cầu, bến, phao neo một chuyến (bao gồm lượt vào và lượt rời) là 46 USD/tàu trong phạm vi 5 ngày; ngày thứ sáu trở đi, mỗi ngày thu thêm 11 USD/tàu".
Trong cùng một khu vực hàng hải do cảng vụ quản lý, tàu thuỷ có trọng tải dưới 200GT thực tế neo đậu tại vũng, vịnh nếu đã trả đủ cước phí cầu bến phao neo tại cảng theo mức thu nêu trên thì không phải trả phí neo đậu tại vũng, vịnh và ngược lại, nếu chưa trả đủ tiền cước phí cầu bến phao neo tại cảng thì phải trả phí neo đậu tại vũng vịnh theo quy định trên. Trường hợp này, cơ quan Cảng vụ phải yêu cầu người vận chuyển xuất trình chứng từ trả tiền cước phí cầu bến phao neo để giải quyết cụ thể.
c) Tạm thời không thu phí neo đậu tại vũng, vịnh quy định tại điểm 1, mục III, phần B, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC đối với:
- Tàu thuỷ phải chuyển tải vợi mớn hoặc trong thời gian chờ thuỷ triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng Việt Nam.
- Hàng hoá phải xếp, dỡ tại các vùng chuyển tải trước khi vào cập cảng Việt Nam.
Trường hợp tàu thuỷ neo đậu và xếp, dỡ toàn bộ hàng hoá tại vũng, vịnh thì tàu thuỷ và hàng hoá đều phải chịu phí neo đậu theo quy định tại điểm 1, mục III, phần B, phụ lục số1 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC.
d) Đối với hàng hoá xếp, dỡ tại vũng, vịnh hoặc sử dụng cầu bến, phao neo phải chịu phí neo đậu hoặc phí sử dụng cầu bến, phao neo thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác là đối tượng phải trả phí. Do đó, nếu chủ hàng không trực tiếp trả tiền phí thì người vận chuyển (người được uỷ thác) phải trả tiền phí. Cơ quan thu phí cấp biên lai thu phí cho người trực tiếp trả tiền phí (người trả tiền phí đứng tên trong biên lai thu tiền).
Người vận chuyển căn cứ vào hợp đồng vận chuyển để thanh toán phí neo đậu tại vũng, vịnh và phí sử dụng cầu bến, phao neo theo điều khoản đã cam kết với chủ hàng.
5. Theo điểm 2 phần A phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC thì đối tượng áp dụng biểu phí hàng hải tại phân cảng xuất dầu thô và các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí là: " Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thuỷ hoạt động dịch vụ dầu khí, công trình, cứu hộ, khảo sát địa chất, khoan.....), tàu thuỷ trở hàng xuất, nhập khẩu phục vụ cho hoạt động dầu khí và các tàu thuỷ khác vào ra cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí". Do đó, các tàu dịch vụ của các công ty dầu khí Việt Nam đi sửa chữa hoặc làm dịch vụ từ các cảng nội địa khác và các tàu Việt Nam khác vào, rời cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí đều thuộc đối tượng áp dụng mức thu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2001/QĐ- BTC nêu trên.
6. Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định khác không đề cập tại Công văn này thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC ngày 28/5/2001 của Bộ Tài chính về phí, lệ phí hàng hải.
Đề nghị các Bộ , Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện thu, nộp phí, lệ phí hàng hải theo đúng quy định tại Quyết định số 48/2001/QĐ-BTC và hướng dẫn bổ sung trên đây. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.