Công văn 12502/BTC-CST 2023 xin ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 12502/BTC-CST

Công văn 12502/BTC-CST của Bộ Tài chính về hồ sơ xin ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:12502/BTC-CSTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành:15/11/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 12502/BTC-CST

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 12502/BTC-CST DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 12502/BTC-CST PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
______________

Số: 12502/BTC-CST

V/v Hồ sơ xin ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023

 

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Các Hiệp hội: Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội nhựa Việt Nam; Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam; Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Hiệp hội xi măng Việt Nam.

Ngày 21/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2023, trong đó, giao Bộ Tài chính: “... tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước”. Đồng thời, Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của các bộ, ngành và Hiệp hội về việc sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp. Hiệp hội, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước theo tinh thần của Nghị quyết số 58/NQ-CP như đã nêu ở trên, đồng thời, đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (dự thảo Nghị định).

Thực hiện quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính trân trọng đề nghị Quý cơ quan có ý kiến tham gia đối với nội dung dự thảo Nghị định (Hồ sơ gửi kèm).

Đề nghị Quý đơn vị có ý kiến tham gia và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 01/12/2023 để Bộ Tài chính kịp thời hoàn thiện dự thảo Nghị định.

(Thông tin chi tiết xin liên hệ Bộ Tài chính: Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Vụ Chính sách thuế, điện thoại: 024.22202828 - máy lẻ 5092; Di động 0912.816.587 Email:nguyenhonghanh2@mof.gov.vn).

Bộ Tài chính trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý cơ quan./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Website Chính phủ (để đăng tải xin ý kiến);

- Website Bộ Tài chính (để đăng tải xin ý kiến);

- TCHQ, Vụ PC, Vụ HTQT, Cục TCDN (để có ý kiến);

- Lưu: VT, CST(Pxnk).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Cao Anh Tuấn

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
______________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày  tháng  năm 2023

 

 

DỰ THẢO

 

TỜ TRÌNH

Về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan

___________________

 

Kính gửi: Chính phủ.

 

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (khoản 1 Điều 11) quy định Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây là Nghị định số 26/2023/NĐ-CP).

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ động rà soát Nghị định số 26/2023/NĐ-CP và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP.

Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Ngày 31/5/2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định số 26/2023/NĐ-CP được ban hành với các nội dung để thực hiện các cam kết quốc tế về thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (Danh mục AHTN) 2022 và tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP được ban hành, Bộ Tài chính tiếp tục nhận được kiến nghị của một số Hiệp hội, doanh nghiệp về việc sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) của một số mặt hàng tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP.

Ngày 21/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2023, trong đó, giao Bộ Tài chính: “... tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước”.

Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước. Kết quả rà soát có 02 nhóm vấn đề như sau:

- Nhóm 1: Là các mặt hàng xem xét điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, phòng chống gian lận trong phân loại, áp mã.

- Nhóm 2: Là các mặt hàng đề xuất chưa điều chỉnh do mức thuế suất hiện hành đã đảm bảo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Theo đó, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay.

II. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH

1. Mục tiêu

a) Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước .

b) Khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; góp phần ổn định thị trường, nhất là đối với sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

c) Đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

2. Nguyên tắc

a) Phù hợp với các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, mức thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng về điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 58/NQ-CP và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

b) Đảm bảo duy trì được dư địa cho việc đàm phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai, thuế suất thuế nhập khẩu MFN sau điều chỉnh không thấp hơn thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các hiệp định FTA.

c) Bảo đảm nguyên tắc công bằng, có đi có lại; hài hòa lợi ích đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và trong quan hệ thương mại với các nước đối tác lớn.

III. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO NGHỊ ĐỊNH

Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tuân thủ nguyên tắc ban hành biểu thuế suất, khung thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế suất, khung thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo đúng quy trình quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

- Bộ Tài chính đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố, VCCI và các Hiệp hội có liên quan về nội dung dự thảo Nghị định (công văn số…./BTC-CST ngày .../.../2023). Đồng thời, Bộ Tài chính đã gửi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và trang tin điện tử của Bộ Tài chính toàn văn dự thảo Nghị định để các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đến ngày ..../.../2023, Bộ Tài chính đã nhận được .... công văn tham gia ý kiến của .... Bộ, cơ quan ngang Bộ………………..UBND tỉnh, thành phố và ………….…Hiệp hội. Về cơ bản, đa số ý kiến nhất trí với sự cần thiết, quan điểm và nội dung của dự thảo Nghị định. Một số ý kiến tham gia bổ sung đã được Bộ Tài chính tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo (Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến kèm theo).

- Ngày ..../..../2023, Bộ Tài chính đã có văn bản số ..../BTC-CST gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Ngày ..../..../2023, Bộ Tư pháp có Báo cáo thẩm định số .../BCTĐ-BTP thẩm định về dự thảo Nghị định. Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tiếp thu và giải trình ý kiến của Bộ Tư pháp.

IV. BỐ CỤC CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

Dự thảo Nghị định gồm 2 Điều, cụ thể như sau:

Điều 1: Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng quy định tại Phụ lục 1 - Biểu thuế xuất khẩu, Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP.

Điều 2: Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

Điều này quy định về thời điểm có hiệu lực của Nghị định và các điều khoản thi hành có liên quan khác.

V. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:

1. Nhóm 1: Các mặt hàng xem xét điều chỉnh để bảo hộ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, phòng chống gian lận trong phân loại áp mã

1.1. Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (mặt hàng khô dầu đậu tương)

a) Nội dung kiến nghị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Công an và một số Hiệp hội1 kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%.

b) Tình hình sản xuất, nhập khẩu và chính sách thuế nhập khẩu hiện hành đối với mặt hàng khô dầu đậu tương

Khô dầu đậu tương là sản phẩm từ quá trình ép đầu hạt đậu tương và là một thành phần quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Mặt hàng khô dầu đậu tương là một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và trong nước cũng đã sản xuất được một phần. Theo thống kê, tổng nhu cầu thức ăn (ngô, khô đậu tương, cám, bột cá...) cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm. Hiện nay, Việt Nam đã có nhà máy sản xuất được khô dầu đậu tương, tuy nhiên, sản lượng trong nước chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, tương đương với 35% nhu cầu và phần còn lại phải phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

- Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn khô dầu đậu tương, trị giá kim ngạch nhập khẩu (KNNK) chịu thuế suất MFN đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường Argentina (chiếm 60% tổng trị giá nhập khẩu); Brazil (chiếm 35% tổng trị giá nhập khẩu); Mỹ (chiếm 5,5% tổng trị giá nhập khẩu).

- Trong 7 tháng đầu năm 2023, KNNK của mặt hàng khô dầu đậu tương chịu thuế suất MFN đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường Argentina (chiếm 58% tổng trị giá nhập khẩu); Brazil (chiếm 29% tổng trị giá nhập khẩu); An Độ (chiếm 12% tổng trị giá nhập khẩu).

- Giá trung bình trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 645 USD/tấn, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm 2022 nhưng ở mức cao so với năm 2021. Trong thời gian tới, giá mặt hàng thức ăn chăn nuôi tiếp tục có diễn biến khó lường nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

Theo quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, mức thuế suất MFN đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi (thuộc chương 23) cơ bản đã là 0% trừ một số chế phẩm dùng trong chăn nuôi nhóm 23.09 có mức thuế suất MFN 3% (bao gồm loại dùng cho gia cầm, lợn, động vật linh trưởng và loại khác; còn loại dùng cho tôm có mức thuế suất MFN là 0%) (chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm). Mức thuế suất được xác định phù hợp với nguyên tắc ban hành Biểu thuế được quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trong đó, đối với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được quy định mức thuế suất phù hợp để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này và gia tăng sản xuất trong nước, từng bước tạo sự chủ động về nguồn cung. Riêng mặt hàng khô dầu đậu tương được phân loại vào mã HS 2304.00.90 với mức thuế suất MFN hiện hành đang áp dụng là 2% (cam kết trần WTO: 5%; thuế suất thuế nhập khẩu theo các FTA đều là 0%).

c) Phương án đề xuất của Bộ Tài chính

Về kiến nghị giảm thuế nhập khẩu đối với khô dầu đậu tương của các đơn vị, Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ như sau:

Liên quan đến thuế nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi, trước đây, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Công ty Dabaco2 đã có công văn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%. Tuy nhiên, sau đó Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Công ty Dabaco3 đã có văn bản xin rút lại kiến nghị nêu trên và đề nghị giữ nguyên chính sách hiện hành là 2% đối với mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu. Trong khi đó, Bộ NNPTNT, Bộ Công an và một số Hiệp hội4 vẫn có đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương xuống 0%.

Thời gian qua, để hỗ trợ ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước, trong bối cảnh giá cả mặt hàng thức ăn chăn nuôi tăng cao, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021, trong đó giảm thuế suất MFN: mặt hàng lúa mì xuống 0%, mặt hàng ngô từ 5% xuống 2% để góp phần ổn định thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước.

Hiện nay, cơ bản mức thuế suất MFN các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đã ở mức rất thấp, để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với khả năng đáp ứng thị trường trong nước. Đối với mặt hàng khô đậu tương, đã sản xuất được 35% nhu cầu trong nước và nhập khẩu 65% nên mức thuế suất MFN đối với mặt hàng này là 2% (so với mức cam kết trần WTO 5%) như hiện hành là phù hợp, đảm bảo đảm bảo nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất, khuyến khích ngành chăn nuôi chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi và các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi trong nước và nhập khẩu.

Mặt hàng khô dầu đậu tương là một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong nước cũng đã sản xuất được một phần (như một số nhà máy ép dầu ăn sản xuất). Việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN có thể dẫn đến giảm nhu cầu, ảnh hướng dẫn sản xuất trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, qua đó tác động trực tiếp tới hoạt động chăn nuôi của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Theo đó. Bộ Tài chính đề xuất 02 phương án như sau:

- Phương án 1: Giữ nguyên mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương như hiện hành.

- Phương án 2: Điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 1% (thay cho phương án giảm xuống 0% như đề xuất của Bộ NNPTNT và một số Hiệp hội).

Thực hiện theo Phương án 1 có ưu điểm góp phần ổn định chính sách, không xáo trộn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, do trong nước đã sản xuất được 35% nhu cầu nội địa nên mức thuế suất MFN 2% (so mới mức trần WTO 5%) là hp lý để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tiếp tục sản xuất. Nếu không có chính sách bảo hộ nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì Việt Nam phải tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Nhược điểm của phương án này là chưa đáp ứng được được kiến nghị của một số Bộ, Hiệp hội và doanh nghiệp trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ng cao.

Thực hiện theo Phương án 2 sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất khô dầu đậu tương trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh mà trong khi đó vẫn góp phần giảm chi phí nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi và doanh nghiệp cũng có thể chủ động hơn về nguồn cung. Đồng thời, việc giảm mức thuế suất MFN xuống 1% thay vì 0% vẫn tạo dư địa đàm phán cho các FTA Việt Nam sẽ ký kết trong tương lai, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc về ban hành Biểu thuế, thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thực hiện Phương án 2 dự kiến sẽ làm giảm số thu NSNN khoảng 520 tỷ đồng/năm (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT), thấp hơn so với mức giảm số thu NSNN 1.040 tỷ đồng/năm (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT) trong trường hợp giảm mức thuế suất MFN xuống 0% như kiến nghị.

(Để có cơ sở báo cáo Chính ph, đề nghị Bộ NNPTNT và Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nói chung và khô dầu đậu tương nói riêng.)

1.2. Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng hạt nhựa polypropylene (PP) và nhựa polyethylen (PE)

a) Nội dung kiến nghị

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (“Công ty LSP”) đã có các công văn số 231155/LSP-FA ngày 22/6/2023 và 231355/LSP-FA ngày 13/9/2023 gửi Bộ Tài chính, đồng thời tập đoàn SCG (công ty mẹ của chủ đầu tư vào Dự án đầu tư Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam) đã có công văn ngày 05/10/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ nêu kiến nghị về việc tăng thuế suất MFN đối với mặt hàng hạt nhựa PP và PE thuộc các mã hàng 3902.90.90, 3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00 từ 0% lên 3% (theo nội dung tại Điều 2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1075284096 của Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam, chứng nhận thay đổi lần thứ 8 ngày 20/12/2021).

b) Chính sách thuế nhập khẩu hiện hành đối với mặt hàng PP, PE và phương án của Bộ Tài chính

b.1) Về tình hình nhập khẩu mặt hàng nhựa PP và PE

- Mặt hàng nhựa PP thuộc mã hàng 3902.90.90: KNNK năm 2022 của mặt hàng hạt nhựa PP thuộc mã hàng 3902.90.90 là khoảng 42 triệu USD tương đương với 13 nghìn tấn (KNNK từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam đạt khoảng 36 triệu USD, tương đương với 12 nghìn tấn); KNNK 7 tháng đầu năm 2023 là khoảng 22,4 triệu USD tương đương với 7 nghìn tấn (KNNK từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam đạt khoảng 20 triệu USD tương đương với 6,5 nghìn tấn); nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.

- Mặt hàng hạt nhựa PE thuộc mã hàng 3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00: KNNK năm 2022 của mặt hàng hạt nhựa PE thuộc các mã hàng này là 1,8 triệu tấn tương đương với 2,2 tỷ USD (KNNK từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam đạt khoảng 700 nghìn tấn tương đương với 934 triệu USD); 7 tháng đầu năm 2023 là khoảng 890 nghìn tấn tương đương với 1 tỷ USD (KNNK từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam đạt khoảng 320 nghìn tấn tương đương với 383 triệu USD); nhập khẩu chủ yếu từ các nước Ả rập Xê út, Mỹ (chưa ký FTA với Việt Nam) và Hàn Quốc, Thái Lan (đã ký FTA với Việt Nam).

b.2) Về chính sách thuế nhập khẩu mặt hàng nhựa PP và PE và kiến nghị của Công ty LSP

Theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, các sản phẩm hạt nhựa PP và PE của Công ty LSP có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN như sau:

Sản phẩm của Công ty LSP

Mã HS

Mô tả

Thuế suất MFN

Thuế suất MFN theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thuế suất FTA

Cam kết WTO

Polypropylen

39021040

Dạng hạt, viên, hạt cườm, vẩy, mảnh và các dạng tương tự

3%

3%

0%

6%

39021090

Loại khác

3%

3%

0%

6%

39023090

Loại khác

3%

3%

0%

6,5%

39029090

Loại khác

0%

3%

0%

6,5%

Polyethylene

39011092

Polyetylen chứa các monomer alpha-olefin từ 5% trở xuống

0%

3%

0%

6%

39012000

Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên

0%

3%

0%

6,5%

39014000

 

Các copolyme etylene-alpha-olefin, có trọng lượng riêng dưới 0,94

0%

3%

0%

 

6,5%

 

39019090

Loại khác

3%

3%

0%

6,5%

 

Theo Điều 2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1075284096, chứng nhận thay đổi lần thứ 8 ngày 20/12/2021 thì các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dành cho Dự án tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam của Công ty LSP bao gồm Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) là 3% đối với các sản phẩm polypropylen (PP), polyethylen (PE), vinyl clorua monome (VCM) và xút (NaOH) trong vòng 10 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành thương mại; tuân thủ các cam kết song phương giữa Việt Nam/Asian và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác; không bù thuế trong trường hợp Chính phủ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu dưới mức ưu đãi nêu trên “.

Đối chiếu với nội dung Điều 2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nêu trên và mức thuế suất MFN đang áp dụng đối với mặt hàng PP và PE của Công ty LSP thì:

- Mặt hàng PP của Công ty LSP có 04 mã hàng (3902.10.40, 3902.10.90, 3902.30.90, 3902.90.90). Trong đó, có 03 mã hàng đã áp dụng mức thuế suất MFN 3% (3902.10.40, 3902.10.90, 3902.30.90) và còn 01 mã hàng hiện đang áp dụng mức thuế suất MFN 0% là 3902.90.90, thấp hơn mức ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty LSP.

- Mặt hàng PE của Công ty LSP có 04 mã hàng (3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00. 3904.90.90). Trong đó, có 01 mã hàng đã áp dụng mức thuế suất MFN 3% là 3904.90.90 và còn 03 mã hàng hiện đang áp dụng mức thuế suất MFN 0% (3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00), thấp hớn mức ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty LSP.

Theo báo cáo của Công ty LSP tại công văn số 2313355/LSP-FA ngày 13/9/2023 (có tham khảo ý kiến của Hiệp hội nhựa Việt Nam), hiện nay Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.400 nghìn tấn/năm các hạt nhựa PP và PE, trong đó 50% (tương đương với 1.200 nghìn tấn/năm) nhập khẩu chịu thuế suất MFN, lượng còn lại được nhập khẩu từ các quốc gia ký FTA với Việt Nam nên được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Trong số lượng nhập khẩu 1.200 nghìn tấn/năm chịu thuế suất MFN, khoảng 600 nghìn tấn hạt nhựa PP và PE nhập khẩu chịu thuế suất MFN được nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nên được miễn thuế nhập khẩu; 600 nghìn tấn còn lại được nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trong khi đó, cũng theo báo cáo của Công ty LSP tại công văn số 2313355/LSP-FA nêu trên, công suất sản xuất mặt hàng hạt nhựa PP của Công ty là 420 nghìn tấn/năm (nếu chỉ sản xuất cấp bậc Homo-polymer), hoặc 483 nghìn tấn/năm (nếu chỉ sản xuất cấp bậc Copolymer); công suất sản xuất mặt hàng nhựa PE là 525 nghìn tấn/năm/loại. Theo đó, Công ty cho rằng công suất hiện tại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hạt nhựa trong nước.

b.3) Phương án đề xuất của Bộ Tài chính

Việc điều chỉnh ngay mức thuế suất MFN của 04 mã hàng hạt nhựa PP và PE đang có mức thuế suất 0% lên mức 3% tuy có thể góp phần tăng thu NSNN nếu không xảy ra tình trạng dịch chuyển thương mại nhưng cũng đồng nghĩa với việc làm tăng gánh nặng thuế lên một số doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các quốc gia chưa ký FTA với Việt Nam trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước không sử dụng sản phẩm của Công ty LSP mà vẫn nhập khẩu (PP và PE là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp nhựa). Theo báo cáo của Công ty LSP thì công suất hiện tại của Công ty là 525 nghìn tấn/năm/loại đối với mặt hàng nhựa PE và khoảng 420 - 483 nghìn tấn/năm đối với mặt hàng PP (so với số lượng hạt nhựa nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước là khoảng 600 nghìn tấn/năm). Theo đó, cần có đánh giá của các cơ quan chuyên ngành là Bộ Công Thương và Hiệp hội nhựa Việt Nam về khả năng Dự án có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả Công ty LSP.

Bên cạnh đó, nội dung Điều 2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nêu trên cũng bao gồm điều khoản “không bù thuế trong trường hợp Chính phủ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu dưới mức nêu trên “ (dưới 3%). Mặt hàng hạt nhựa PP và PE của Công ty LSP còn đang trong giai đoạn đầu đưa ra thị trường Việt Nam, do vậy, việc điều chỉnh ngay mức thuế suất MFN của mặt hàng hạt nhựa PP và PE lên 3% theo kiến nghị của doanh nghiệp cần được tính toán kỹ lưỡng các tác động có liên quan.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất 02 phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các mặt hàng này như sau:

- Phương án 1: Quy định mức thuế suất MFN 2% đối với mặt hàng hạt nhựa PP và PE thuộc mã hàng 3902.90 90, 3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00 mà chưa điều chỉnh thuế suất lên mức 3% như kiến nghị của Công ty LSP và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp mặt hàng hạt nhựa PP và PE sản xuất trong nước có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam.

- Phương án 2: Giữ nguyên mức thuế suất MFN 0% đối với mặt hàng hạt nhựa PP và PE thuộc mã hàng 3902.90.90, 3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00 trong trường hợp mặt hàng hạt nhựa PP và PE sản xuất trong nước chưa cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam.

Thực hiện theo Phương án 1 có ưu điểm là thực hiện được giải pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư liên quan đến mức thuế suất MFN nêu tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty LSP và tạo niềm tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư trong nước. Thực hiện phương án này có thể góp phần tăng thu NSNN từ thuế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế TNDN (gián tiếp). Tuy nhiên, số tăng thu này có thể không đáng kể trong trường hợp doanh nghiệp chuyển sang sử dụng mặt hàng hạt nhựa PP và PE sản xuất trong nước hoặc không nhập khẩu từ các nước Trung Đông mà chuyển sang nhập khẩu từ các quốc gia đã ký FTA với Việt Nam (được áp dụng thuế suất 0%).

Đồng thời, việc nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN lên cao hơn mức hiện tại 0% sẽ góp phần mở rộng nguồn cung hạt nhựa từ nguồn trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa trong nước cạnh tranh tốt hơn với sản phẩm hạt nhựa nhập khẩu. Việc điều chỉnh này cũng là phù hợp theo nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất được quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; trường hợp mặt hàng trong nước đã sản xuất được thì cần có biện pháp bảo hộ để khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, tạo dư địa đàm phán trong tương lai với các nước mà ta đang nhập khẩu nhiều hạt nhựa PP và PE nhưng chưa ký FTA với Việt Nam).

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là việc điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu có thể sẽ tác động đến các doanh nghiệp sản xuất nhựa phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ các nước Trung Đông và các quốc gia chưa ký FTA với Việt Nam (không ảnh hưởng đến phần nhập khẩu từ các nước đã ký FTA với Việt Nam). Ưu điểm của phương án 2 là đảm bảo không xáo trộn so với quy định hiện hành. Mặt hàng hạt nhựa PP, PE là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất, vì vậy phương án này sẽ đảm bảo duy trì giá thành đầu vào, không làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo ổn định môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đang sử dụng hạt nhựa từ nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là không thực hiện được nội dung về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời đặt các doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa trong nước vào sức ép cạnh tranh với hạt nhựa nhập khẩu từ Trung Đông và các nước chưa ký FTA với Việt Nam.

(Để có cơ sở báo cáo Chính phủ, đề nghị Bộ Công Thương và Hiệp hội nhựa Việt Nam và các đơn vị có liên quan đánh giá, cung cấp thông tin bổ sung về nhu cầu sử dụng mặt hàng PP và PE và khả năng sản lượng sản xuất mặt hàng hạt nhựa PP và PE đáp ứng nhu cầu trong nước.)

1.3. Về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và các thiết bị điện hóa hơi cá nhân tương tự thuộc mã hàng 8543.40.00

Trong quá trình rà soát các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, Bộ Tài chính thấy rằng cần áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mã hàng 8543.40.00 “Thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và các thiết bị điện hóa hơi cá nhân tương tự “ tương tự như mức thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng thuốc lá điện tử quy định tại nhóm 24.04 để hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ như sau:

a) Chính sách hiện hành đối với mặt hàng thuốc lá điện tử

Mặt hàng thuốc lá là mặt hàng nhạy cảm cao và thuộc diện phải quản lý chuyên biệt nên từ khi gia nhập WTO đến nay và trong suốt quá trình đàm phán các Hiệp định FTA, Việt Nam luôn có quan điểm thống nhất giữ mức cam kết thuế tối đa, không cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hoặc nếu phải cắt giảm thì sẽ kéo dài thời gian cắt giảm dài nhất có thể. Đây là mặt hàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên cần thiết phải hạn chế sử dụng. Về thuế nhập khẩu, các mặt hàng thuốc lá thuộc Chương 24 có mức thuế suất MFN từ 30% đến 135%. Trong đó, mức thuế suất 135% áp dụng cho các mặt hàng xì gà, thuốc lá điếu thuộc nhóm 24.02; mức thuế suất 50% áp dụng cho các mặt hàng thuộc nhóm 24.03 “Lá thuốc lá đã chế biến và các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá “thuần nhất “ hoặc thuốc lá “hoàn nguyên “; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá “.

Mặt hàng thuốc lá điện tử có dạng điếu, đã bao gồm dung dịch hóa hơi (dung dịch này là nguyên liệu thay thế lá thuốc lá) là mặt hàng mới bổ sung vào Danh mục AHTN 2022, được xếp vào nhóm 24.04 thuộc Chương 24. Nhóm 24.04 được hình thành trên cơ sở gộp một số mặt hàng đang quy định ở 3 Chương (Chương 21, Chương 24 và Chương 38), gồm các mặt hàng là nguyên liệu thay thế lá thuốc lá, chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá (mã hàng 2403.99.30; 2403.99.90); các chất khác của sản phẩm, chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (mã hàng 3824.99.99) và các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (mã hàng 2106.90.99).

Mặt hàng thuốc lá điện tử gồm 02 bộ phận chính là phần dung dịch (chứa nicotin, hoặc nguyên liệu thay thế lá thuốc lá...) và phần thiết bị dùng để đốt cháy, tạo khói. Thuốc lá điện tử hiện này gồm 02 dạng:

- Dạng thứ nhất: Thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử gắn liền dung dịch hóa hơi, được phân loại vào nhóm 24.04 (thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 50%).

- Dạng thứ hai: Thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và dung dịch hóa hơi tách rời, trong đó, phần thiết bị dùng để đốt cháy, tạo khói được phân loại vào mã HS 8543.40.00 “Thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và các thiết bị điện hóa hơi cá nhân tương tự”; phần dung dịch hóa hơi được phân loại vào nhóm 24.04.

Mã HS 8543.40.00 cũng là mã hàng mới trong Danh mục AHTN 2022, được tách ra từ mặt hàng “Loại khác “ của “Máy và thiết bị, có chức năng riêng, chưa được chi tiết ở nơi khác” trong Chương 85 (bao gồm nhiều loại mặt hàng khác nhau có mức thuế suất MFN là 0%). Tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP cũng đang quy định mức thuế suất MFN cho mã HS này là 0% (cam kết trần WTO đối với mã HS 8543.40.00 là 0%).

Khi đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, mặt hàng thuốc lá điện tử chưa có trong thương mại quốc tế nên toàn bộ nhóm thuốc lá và sản phẩm thuốc lá được cam kết tại Chương 24, không cam kết tại các chương khác. Do đó, mức cam kết về thuế suất đối với thiết bị thuốc lá điện tử cần được xác định theo cam kết đối với mặt hàng thuốc lá tại Chương 24 thay vì dựa theo cam kết trần WTO tối đa của nhóm 85.43 là 5% vì nhóm này bao gồm nhiều loại thiết bị khác.

Tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, dung dịch hóa hơi trong thuốc lá điện tử có công dụng và bản chất như mặt hàng nguyên liệu thay thế lá thuốc lá, chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá thuộc nhóm 24.03, do đó, Chính phủ đã thống nhất quy định thuế suất MFN đối với thuốc lá điện tử (có chứa dung dịch hóa hơi) và dung dịch hóa hơi với mức thuế suất MFN là 50% tương tự như thuế suất các mặt hàng thuốc lá thay thế thuộc nhóm 24.03.

b) Phương án đề xuất của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính đề xuất quy định thuế suất mặt hàng thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và các thiết bị điện hóa hơi cá nhân tương tự có mã HS 8543.40.00 tương tự như thuế suất của mặt hàng thuốc lá điện tử thuộc nhóm 24.04 đã được quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP.

Ngoài ra, hiện nay, chưa có chính sách mặt hàng đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử nên mặt hàng này chưa được chính thức nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời, theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương thì mặt hàng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng) chưa được định danh cụ thể tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện như mặt hàng thuốc lá truyền thống.

Ngày 26/10/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7830/VPCP-CN thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc xây dựng chính sách quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam, theo đó yêu cầu: “Bộ Công Thương làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền ban hành chính sách thí điểm quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới; phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, trên cơ sở đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và cân đối hài hòa quyền lợi giữa các chủ thể... “.

Do mặt hàng thuốc lá điện tử chưa được chính thức nhập khẩu vào Việt Nam nên việc quy định mức thuế suất MFN 50% đối với mặt hàng này không tác động đến số thu NSNN. Mặt khác, việc quy định mức thuế suất MFN 50% cũng để hạn chế gian lận khi mặt hàng này được cho phép nhập khẩu trong thời gian tới, thống nhất về chính sách thuế đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần hạn chế tiêu dùng tại Việt Nam.

1.4. Về gộp dòng một số mã HS 10 chữ số tại Biểu thuế xuất khẩu

Hiện hành, mặt hàng “Kẽm chưa gia công, dạng thỏi” thuộc nhóm 79.01 (mã số 7901.11.00.10, 7901.12.00.10, 7901.20.00.10) và mặt hàng “Thiếc chưa gia công, dạng thỏi” thuộc nhóm 80.01 (mã số 8001.10.00.10 và 8002.20.00.10) được trình bày theo nhóm 10 số tại Biểu thuế xuất khẩu. Thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng này quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP đều là 10%.

Kết quả rà soát của cơ quan hải quan cho thấy hiện nay, không có tiêu chí cụ thể về dạng thỏi như mô tả theo hình vuông hay chữ nhật hoặc kích thước, khối lượng (Chú giải chi tiết HS cũng không có tiêu chí phân biệt) nên cơ quan hải quan không đủ cơ sở phân loại vào nhóm dạng thỏi hay nhóm hình dạng khác. Bộ Tài chính thấy rằng việc quy định mã số HS 10 chữ số có thuế suất bằng nhau là không cần thiết và gây phức tạp biểu thuế. Để đơn gian hóa Biểu thuế, đảm bảo thực hiện mục tiêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 là “đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp “, Bộ Tài chính đề xuất gộp dòng của các mã HS 10 chữ số có thuế suất bằng nhau của mặt hàng “Kẽm chưa gia công dạng thỏi” và “Kẽm dạng khác”; mặt hàng “Thiếc chưa gia công dạng thỏi” và “Thiếc dạng khác” để tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế của doanh nghiệp. Việc gộp dòng này không thay đổi về thuế suất và không ảnh hưởng đến thu NSNN.

1.5. Về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp (mặt hàng máy kéo cầm tay, máy xới đất)

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã rà soát và thấy rằng cần thiết điều chỉnh thuế suất MFN cho 02 mã HS 8432.29.00 và 8701.10.11 về cùng mức thuế suất 20% do các mặt hàng này có cùng công dụng, tính năng nên cơ quan hải quan gặp khó khăn trong quá trình phân loại. Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ cụ thể như sau:

a) Chính sách thuế nhập khẩu mặt hàng thiết bị máy móc dùng trong nông nghiệp

- Mặt hàng máy xới đất cầm tay, công suất nhỏ, dùng trong nông nghiệp có mã số là 8432.29.00. thuế suất MFN là 20%, thuế suất FTA cơ bản là 0%, trừ AHKFTA là 8%, EVFTA là 6,6%. KNNK 7 tháng đầu năm 2023 đạt 4 triệu USD (chủ yếu nhập khẩu từ các nước ký FTA với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất FTA) 0%), trong đó KNNK chịu thuế suất MFN 20% là 247 nghìn USD.

- Mặt hàng máy kéo trục đơn dùng cho nông nghiệp, công suất không quá 22,5 kW, có hoặc không hoạt động bằng điện có mã HS 8701.10.11, thuế suất MFN là 30%, một số FTA là 0%, trừ ACFTA 15%, EVFTA 19%, CPTPP 7,5%. KNNK 7 tháng đầu năm 2023 đạt 3,4 triệu USD (chủ yếu nhập khẩu từ các nước ký FTA với Việt Nam như Trung Quốc với thuế suất FTA 15% và Nhật Bản với thuế suất FTA 0%), trong đó KNNK chịu thuế suất thuế nhập khẩu MFN 30% là 70 nghìn USD.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi các mã hàng này cụ thể như sau:

Mã số

Thuế suất MFN

Cam kết

WTO

Thuế suất FTA

8432.29.00

20%

20%

Các FTA cơ bản đã là 0% (trừ AHKFTA: 8%; VCFTA: 2%; EVFTA: 6.6%)

8701.10.1 1

30%

30%

Một số FTA đã là 0% (trừ ACFTA: 15%; AKFTA: 24%; VCFTA: 30%; VKFTA: 24%, EVFTA: 19%; CPTPP: 7.5%: RCEP: 30%)

 

Hiện nay, do hai mặt hàng này có công dụng và tính năng tương tự nên thực tế việc phân loại mặt hàng này vẫn có tình trạng các doanh nghiệp không kê khai thống nhất mã số và gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan hải quan.

b) Phương án đề xuất của Bộ Tài chính

Để tạo thuận lợi cho công tác phân loại, áp mã của cơ quan hải quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế gian lận, Bộ Tài chính trình Chính phủ thống nhất mức thuế suất MFN của mã HS 8701.10.11 với mã HS 8432.29.00 là 20%. Việc điều chỉnh này đảm bảo nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đó là: “áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự “.

Thực hiện theo phương án này có thể làm giảm số thu NSNN, nhưng mức giảm không nhiều (khoảng 303 triệu đồng, bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT) do các mặt hàng thuộc nhóm 8701.10.11 chủ yếu nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc.

1.6. Về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô “ống dầu phanh” và “ống dẫn dầu hộp số ô tô” tại nhóm 98.45

Liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô “ống dầu phanh” và “ống dẫn dầu hộp số ô tô” tại nhóm 98.45, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:

Tại điểm 3 Chương 98 quy định mặt hàng “ống dầu phanh” và “ống dẫn sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô” thuộc nhóm 98.45 và có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 15%, cụ thể như sau:

Mã hàng

Mô tả

Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II

Thuế suất

(%)

98.45

Phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu để triển khai Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô.

 

 

9845.60.00

- Ống dầu phanh

8708.30.29

15

 

- Loại khác:

 

 

9845.90.10

- - Ống dẫn sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô

8708.40.92

15

 

Tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô quy định: “Đối với các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng: Áp dụng thuế nhập khẩu ở mức trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định. “

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính thấy rằng cần thiết sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 02 mã HS 9845.60.00 và 9845.90.10 tại Chương 98 để đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 229/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

- Đối với mã HS 9845.60.00 - Ống dầu phanh: Cam kết trần WTO của mã hàng này là 22%. Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi thuế suất MFN của mã HS 9845.60.00 lên 22%, bằng mức trần cam kết WTO. Hiện nay, mã hàng 8708.30.29 chủ yếu được nhập khẩu từ các nước đã ký FTA với Việt Nam với thuế suất FTA cơ bản là 0% (Trong năm 2022 KNNK chịu thuế suất 15% của nhóm 98.45 là 495 nghìn USD; trong 7 tháng đầu năm 2023 là 267 nghìn USD).

- Đối với mã HS 9845.90.10 - Ống dẫn sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô: Cam kết trần WTO của mã hàng này là 20%. Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi thuế suất MFN của mã HS 9845.90.10 lên 20%, bằng mức thuế suất của mặt hàng này quy định tại Chương 87 và mức trần cam kết WTO. Hiện nay, nhóm 8708.40.92 chủ yếu được nhập khẩu từ các nước đã ký FTA với Việt Nam với thuế suất FTA cơ bản là 0% (Trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023, KNNK chịu thuế suất 15% của nhóm 98.45 là không đáng kể).

2. Nhóm 2: Các mặt hàng đề xuất chưa điều chỉnh do mức thuế suất hiện hành đã đảm bảo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước hoặc chưa có kiến nghị cụ thể

2.1. Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón

a) Nội dung kiến nghị

Hiệp hội Phân bón Việt Nam5 (sau đây gọi là Hiệp hội) tổng hợp kiến nghị của một số doanh nghiệp thành viên về thuế suất thuế xuất khẩu một số loại phân bón như sau:

(i) Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân (SSP) (thuộc nhóm 31.03) là 0% do: năng lực sản xuất dư thừa, cần phải có đầu ra xuất khẩu để các doanh nghiệp sản xuất SSP tồn tại để phục vụ sản xuất trong nước; Supe lân là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu; và việc bị áp thuế xuất khẩu 5% theo quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 thì có thể dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc khiến sản phẩm supe lân của Việt Nam kém lợi thế khi xuất khẩu.

(ii) Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón urê (thuộc nhóm 31.02) là 5% do: năng lực sản xuất dư thừa; áp lực cạnh tranh do Brunei gia nhập thị trường phân bón.

(iii) Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón kali sulphate (K2SO4, tên thương mại SOP) (thuộc nhóm 31.04) là 0%: Hiện tại, ở Việt Nam, Công ty SOP Phú Mỹ là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam và thứ hai tại Đông Nam Á sản xuất kali sulphate, cung ứng khoảng 60% cho thị trường trong nước. Nguyên liệu để sản xuất SOP là kali clorua và axit sunphuric hoàn toàn nhập khẩu.

b) Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng phân bón

- Nhập khẩu:

+ Năm 2022 nhập khẩu 3,4 triệu tấn phân bón, giảm 25,3% về khối lượng, tăng 11,4% về kim ngạch và tăng 49,2% về giá so với năm 2021. Trung Quốc là thị trường chủ đạo cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam, chiếm 50,4% trong tổng lượng và chiếm 45,1% trong tổng KNNK phân bón của cả nước, đạt 1,7 triệu tấn.

+ Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng phân bón nhập khẩu đạt 1,1 triệu tấn tương đương với 477 triệu USD. Trung Quốc là thị trường chỉ đạo cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam, chiếm 39% trong tổng lượng và chiếm 45% trong tổng KNNK phân bón của cả nước, đạt gần 450 triệu tấn.

- Xuất khẩu:

+ Năm 2022 đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn phân bón, tăng 29,4% về khối lượng, tăng 95,7% về kim ngạch và giá tăng 51,2% so với năm 2021. Campuchia là thị trường tiêu thụ phân bón của Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 27,6% trong tổng lượng và chiếm 23,3% trong tổng KNXK phân bón của cả nước.

+ Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng phân bón xuất khẩu đạt khoảng 943 nghìn tấn tương đương với 391 triệu USD. Campuchia là thị trường tiêu thụ phân bón của Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 36% trong tổng lượng và chiếm 36% trong tổng KNXK phân bón của cả nước.

c) Chính sách thuế xuất khẩu hiện hành đối với mặt hàng phân bón và đề xuất của Bộ Tài chính

Trước đây, tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ đã quy định mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; đối với mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế suất thuế xuất khẩu 5%.

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành và Hiệp hội, để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, căn cứ khung thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ: (i) Không áp dụng quy định xác định thuế suất thuế suất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng so với mức 51%; (ii) Điều chỉnh chính sách áp dụng thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón theo nguyên tắc: “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu, phải giữ lại cho tiêu dùng trong nước và mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% đối với loại phân bón trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa “ (thuế suất cụ thể tại Phụ lục 2 đính kèm). Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định mức thuế xuất khẩu 5% đối với các loại phân bón như urê, phân lân, DAP (đây cũng là mức mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng khi tính toán dựa theo tỷ lệ 51% nêu trên) và mức 0% đối với mặt hàng phân bón NPK.6

Về kiến nghị của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ như sau:

Trước bối cảnh diễn biến tình hình thị trường phân bón có nhiều biến động, giá các loại phân bón trên thị trường liên tục tăng cao, trên cơ sở đề xuất của một số Cơ quan, đơn vị và để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân Urê, DAP, MAP là 5%. Việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.

Về cơ bản, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón được điều chỉnh phần lớn chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5% khi tính toán và áp thuế dựa theo tỷ lệ 51% (ví dụ như phân urea, phân lân); riêng đối với phân DAP trước đây chịu thuế xuất khẩu là 0% (do tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng nhỏ hơn 51%), sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 60%, phần còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài nên việc áp dụng thuế xuất khẩu 5% tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP cũng là phù hợp để góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón.

Ngoài ra, việc quy định mức thuế suất cụ thể theo từng mã hàng thay cho quy định thuế suất dựa theo tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu.

Quy định về chính sách thuế được ban hành cần có tính ổn định lâu dài. Việc sửa đổi quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP nhằm góp phần giữ lại nguồn phân bón cho ngành công nghiệp trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ chưa điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón mà thực hiện theo quy định hiện hành.

2.2. Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đá hoa trắng

a) Nội dung kiến nghị

Đại sứ quán Ấn Độ (công hàm số NV/818/COM/2023 ngày 06/9/2023) đề nghị xem xét lại việc tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đá hóa trắng.

b) Chính sách thuế nhập khẩu hiện hành đối với mặt hàng đá hoa trắng và phương án của Bộ Tài chính

Tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/20230 đã quy định thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đá tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô, phù hợp với khung thuế suất thuế xuất khẩu và nguyên tắc hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến. Cụ thể, thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đá tự nhiên, chưa qua chế tác (Chương 25) bao gồm đá hoa (marble), đá travertine, đá granite khác với dạng khối, đá pocfia, bazan, đá cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, đá dăm các loại thuộc nhóm 25.15, 25.16, 25.17, có thuế suất thuế xuất nhập khẩu 17%. Khung thuế suất thuế xuất nhập khẩu của các mặt hàng này là 10% - 35%.

Gần đây để tiếp tục thúc đẩy việc góp phần sử dụng có hiệu quả và hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến, góp phần thực hiện các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị trong việc hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên khoáng sản thô, tránh gian lận do việc chuyển từ mã số hàng hóa có thuế suất cao sang mã số có thuế suất thấp hơn nêu tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011, của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/20207, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021, trong đó điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu một số nhóm đá (bao gồm mặt hàng đá hoa) thực hiện theo lộ trình, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: Tăng từ 15% và 17% lên 20% từ ngày 01/07/2022;

 + Giai đoạn 2: Tăng từ 20% lên 25% từ ngày 01/07/2023;

+ Giai đoạn 3: Tăng từ 25% lên 30% từ ngày 01/07/2024;

Với việc thực hiện điều chỉnh theo lộ trình 3 giai đoạn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đàm phán giá xuất khẩu phù hợp và xử lý hàng tồn kho.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ giữ nguyên lộ trình tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng đá hoa trắng đã được quy định tại Nghị định số 101/2021/ NĐ-CP của mặt hàng đá hoa trắng để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản trong nước, hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến.

2.3. Về kiến nghị lùi thời hạn thực hiện nâng thuế xuất khẩu clanhke từ 5% lên 10% đến hết năm 2024

a) Nội dung kiến nghị

Tại công văn số 5691/VPCP-CN ngày 27/7/2023 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ có liên quan nghiên cứu kiến nghị của các Hội, Hiệp hội khối sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng về đề nghị lùi thời hạn thực hiện việc nâng thuế xuất khẩu xi măng từ 5% lên 10% đến hết năm 2024.

b) Chính sách thuế xuất khẩu hiện hành đối với mặt hàng clanhke và phương án của Bộ Tài chính

Clanhke là nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra xi măng. Thời gian qua, để tiếp tục thúc đẩy việc góp phần sử dụng có hiệu quả và hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến, góp phần thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 và Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP và tại Nghị định này, điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng clanhke từ 5% lên 10% áp dụng từ ngày 01/01/2023.

Clanhke được sản xuất chủ yếu từ tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Việc đẩy mạnh xuất khẩu trong nước, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững. Quá trình sản xuất clanhke trong nước chủ yếu dựa trên việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, nếu tăng thuế xuất khẩu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên. Do đó, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP là nhằm thể chế hóa các chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước tại Nghị quyết số 02-NQ-TW và Quyết định số 1266/QĐ-TTg, góp phần thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên không tái tạo trong nước.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất clanhke trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã quy định thời gian áp dụng mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu 10% từ ngày 01/01/2023 thay vì áp dụng từ ngày Nghị định có hiệu lực (ngày 30/12/2021). Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất clanhke đã có thời gian trên 01 năm để điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho sự thay đổi của chính sách thuế, xử lý hàng tồn kho.

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế ứng phó với các khó khăn, thách thức và phục hồi, phát triển, đồng thời góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình các cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng, clanhke cũng là đối tượng được thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp các chính sách hỗ trợ này.

Vì vậy, đối với kiến nghị của Hiệp hội xi măng Việt Nam tại công văn số 42/TTHH ngày 25/11/2022 về việc đẩy lùi thời gian áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 10% đối với mặt hàng clanhke, Bộ Tài chính đã có công văn số 1251/BTC-CST ngày 10/2/2023 đề nghị Hiệp hội tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP. Ngày 31/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 101/2021/NĐ-CP), trong đó đã kế thừa quy định về thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng clanhke tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ không lùi thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% đối với mặt hàng clanhke như dự kiến của các Hiệp hội để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản.

2.4. Về kiến nghị giảm điều kiện về sản lượng của Chương trình ưu đã thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô

a) Nội dung kiến nghị

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và UBND tỉnh Hải Dương8 đề nghị xem xét kiến nghị của Công ty TNHH Ford Việt Nam về việc điều chỉnh giảm sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế năm 2023.

b) Đề xuất của Bộ Tài chính

Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021) và gần đây là Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 (thay thế các Nghị định này). Điều kiện tham gia Chương trình ưu đãi thuế và được áp dụng mức thuế suất MFN 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định (bao gồm điều kiện về khí thải, điều kiện về kỳ xét ưu đãi; điều kiện về hồ sơ, thủ tục).

Trong đó, doanh nghiệp phải đạt đủ điều kiện về sản lượng (bao gồm sản lượng chung tối thiểu cho các loại xe và sản lượng riêng tối thiểu cho từng mẫu xe) theo quy định cho từng nhóm xe. Việc quy định về điều kiện sản lượng là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi của Chương trình nếu không đáp ứng điều kiện về sản lượng trong kỳ xét ưu đãi thuế (06 tháng hoặc 12 tháng). Điều kiện về sản lượng là điều kiện quan trọng và tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Năm 2021, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô gặp nhiều khó khăn, không thể đáp ứng được các điều kiện về sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế để được áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô. Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, trong đó, căn cứ trên cơ sở tính toán các yếu tố về xu hướng thị trường và điều kiện kinh tế-xã hội, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã kéo dài thời hạn áp dụng Chương trình ưu đãi thuế đến 31/12/2027 và điều chỉnh giảm sản lượng năm 2021 và 2022 của một số nhóm xe theo Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP cũng không đặt vấn đề tăng điều kiện về sản lượng qua các năm mà quy định duy trì ổn định cho cả giai đoạn 2022-2027. Hiện nay, Nghị định số 26/2023/NĐ-CP cũng đã kế thừa quy định về sản lượng tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trong thời gian gn đây, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước (giảm 50% lệ phí trước bạ từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023). Riêng ô tô điện chạy pin đã được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong vòng 3 năm kể từ ngày 01/3/2022 và áp dụng mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi trong 02 năm tiếp theo.

Như vậy, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc tiếp tục đề xuất giảm sản lượng của VAMA là chưa phù hợp với tình hình hiện nay.

Liên quan đến kiến nghị của VAMA và UBND, Bộ Tài chính đã có công văn trả lời VAMA và UBND tỉnh Hải Dương9 theo hướng đề nghị doanh nghiệp thực hiện quy định điều kiện về sản lượng đối với Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định tại Nghị định số 26/20223/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ tiếp tục đề nghị doanh nghiệp tiếp tục theo quy  định hiện hành.

2.5. Về kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0%

a) Nội dung kiến nghị

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam10 kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0%.

b) Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô và phương án đề xuất của Bộ Tài chính

Theo quy định linh kiện ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0% phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Hiện nay, các mặt hàng tại nhóm 98.49 thuộc Danh mục nhóm mặt hàng quy định cơ bản đều là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và hàm lượng khoa học công nghệ cao, chế tạo phức tạp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, giảm giá thành sản xuất.

Liên quan đến phụ tùng, linh kiện công ty Toyota đề nghị bổ sung vào Danh mục nhóm 98.49, Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ như sau:

(i) Đối chiếu với Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được tại Thông tư 01/2023/TT-BKHĐT ngày 14/4/2023, có một số mã HS do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đề xuất có mặt hàng trong nước đã sản xuất được như: 3926.90.99, 7326.90.99. Đồng thời, Công ty chỉ đưa ra mã HS, không có miêu tả cụ thể hàng hóa. Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BKHĐT quy định: “Việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên mặt hàng “ và “Ký hiệu quy cách, đặc tính kỹ thuật”. Đối với “Mã số theo biểu thuế nhập khẩu “ chỉ để tra cứu, việc xác định mã số đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. “ Do đó, Bộ Tài chính không có cơ sở để xem xét cụ thể đề xuất của Công ty.

(ii) Đối chiếu với Danh mục nhóm 98.49 quy định, một số mã HS do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đề xuất đã đưa vào nhóm 98.49 như 8708.99.62 và 8708.99.70. Do Công ty chỉ đưa ra mã HS, không có miêu tả cụ thể hàng hóa nên Bộ Tài chính không có cơ sở để xem xét cụ thể đề xuất của Công ty.

(iii) Đối với mặt hàng nguyên liệu, vật tư, tiêu hao hoặc bộ phận linh kiện điện tử của xe ô tô (các loại ống, vít, bu lông, giá, khung, phụ kiện bằng sắt, thép hoặc kim loại cơ bản...), Bộ Tài chính đề xuất không đưa nội dung nhóm này vào nhóm 98.49 để được áp dụng mức thuế nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế do đây là các mặt hàng cơ bản trong nước đã sản xuất được nên cần có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước; đồng thời, các mặt hàng khó xác định được số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe ô tô để làm căn cứ cho việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi.

Như vậy, các mặt hàng mà công ty Toyota kiến nghị hầu hết là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, cùng với việc danh mục nhóm 98.49 đã qua nhiều lần sửa đổi và cơ bản phù hợp với thực tiễn. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% như đề xuất của Công ty Toyota.

VI. VỀ HIỆU LỰC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Tại Điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

“1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; ...

2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương. “

Bộ Tài chính trình Chính phủ hiệu lực thi hành của Nghị định này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 151 nêu trên. Theo đó, Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

VII. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ DỰ THẢO

Dự thảo Nghị định đã được gửi xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, gửi đăng Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính để xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đến ngày .../.../202..., Bộ Tài chính đã nhận được ... công văn tham gia ý kiến của .... Bộ, cơ quan ngang bộ, ... UBND tỉnh, ... Hiệp hội, doanh nghiệp. Nội dung cụ thể Bộ Tài chính xin báo cáo tại Ban tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình kèm.

VIII. VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, BÌNH ĐẲNG GIỚI, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC, TÀI CHÍNH

Liên quan đến thủ tục hành chính, qua rà soát, dự thảo Nghị định không làm phát sinh thủ tục hành chính mới.

Đồng thời, dự thảo Nghị định không có quy định liên quan đến bình đẳng giới. Các quy định tại dự thảo Nghị định khi được thực hiện không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định không làm tăng tổ chức, biên chế. Để đảm bảo thi hành Nghị định được thuận lợi. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho công chức hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan về các nội dung của dự thảo Nghị định. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ sẽ được bố trí trong dự toán chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

IX. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP

Bộ Tài chính có công văn số ..../BTC-CST ngày .../..../2023 gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo quy định. Ngày .../..../2023, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định số ..../BCTĐ-BTP gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định Bộ Tư pháp (xin trình kèm).

Trên đây là nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP. Bộ Tài chính kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính phủ.

- Bộ Tư pháp;

- Lưu: VT, CST.Pxnk.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Cao Anh Tuấn

___________________________

1 Công văn số 7047/BNN-CN ngày 21/10/2022 của Bộ NNPTNT; công văn ngày 10/3/2023 của Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai; công văn số 24/CV-VASEP ngày 15/3/2023 của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; công văn ngày 12/9/2023 của Nhóm các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi các tỉnh, Hiệp hội chăn nuôi các tỉnh, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

2 Công văn số 01/CV-HHTA ngày 20/02/2023 và công văn số 64/CV-DBC ngày 20/02/2023.

3 Công văn số 02/CV-HHTA ngày 20/02/2023 và công văn số 71/CV-DBC ngày 20/02/2023.

4 Công văn số 7047/BNN-CN ngày 21/10/2022 của Bộ NNPTNT; công văn ngày 10/3/2023 của Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai; công văn số 24/CV-VASEP ngày 15/3/2023 của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; công văn ngày 12/9/2023 của Nhóm các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi các tỉnh, Hiệp hội chăn nuôi các tỉnh, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

5 Công văn số 417/CV-HHPBVN ngày 19/7/2023.

6 Về vấn đề này, Bộ Tài chính dù giải trình tại phiên họp ngày 07/12 2022 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì về dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp ngoài hạn ngạch thuế quan.

7 Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị nêu: “Hạn chế, tiến tới sớm chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế, không xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”. Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/9/2020 giao: “Bộ Tài chính: Rà soát tổng thể chính sách tài chính về khoáng sản (thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí và lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản), nhất là đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đề xuất điều chỉnh chính sách tài chính phù hợp với thực tế, thúc đẩy phát triển, khuyến khích sử dụng vật liệu khác, thay thế cát, sỏi lòng sông:…”

8 Công văn số 061901/2023/VAMA ngày 19/06/2023 và công văn số 2595/UBND-VP ngày 19/7/2023.

9 Công văn số 7421/BTC-CST ngày 18/7/2023 gửi VAMA và công văn số 8434/BTC-CST ngày 09/8/2023 gửi UBND tỉnh Hải Dương.

10 Công văn số 2775/2023/TMV-EA ngày 22/3/2023.

 

CHÍNH PHỦ

_____________

Số:       /         /NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________

Hà Nội, ngày    tháng   năm

 

 

DỰ THẢO

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31
tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp,
thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan

_______________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

 

Điều 1. Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng quy định tại Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu, Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP

Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng quy định tại Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu, Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ thành các mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 2. Hiệu lực và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày   tháng   năm

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH(2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Lê Minh Khái

 

 

Phụ lục I

BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU

THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THUẾ
(Kèm theo Nghị định số   /    /NĐ-CP
ngày   tháng   năm của Chính phủ)

 

STT

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Thuế suất

(%)

188

79.01

Kẽm chưa gia công.

 

 

 

- Kèm, không hợp kim:

 

 

7901.1 1.00

- - Có hàm lượng kèm từ 99.99% trở lên tính theo khối lượng

10

 

7901.12.00

- - Có hàm lượng kèm dưới 99.99% tính theo khối lượng

10

 

7901.20.00

- Hợp kim kẽm:

10

 

 

 

 

194

80.01

Thiếc chưa gia công.

 

 

8001.10.00

- Thiếc, không hợp kim

10

 

8001.20.00

- Hợp kim thiếc

10

 
 

Phụ lục II
BIU THU NHẬP KHẨU

THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THU

(Kèm theo Nghị định số   /   /NĐ-CP
ngày
  tháng   năm   của Chính ph)

_____________________

 

Mục I

THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI 97
CHƯƠNG THEO DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
VIỆT NAM

 

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Thuế suất (%)

23.04

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương.

 

2304.00.10

- Bột đậu tương đã được khử chất béo, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

0

 

- Bột đậu tương thô:

 

2304.00.21

- - Thích hợp dùng làm thức ăn cho người

2

2304.00.29

- - Loại khác

2

2304.00.90

- Loại khác

- Phương án 1: 2%

- Phương án 2: 1 %

 

 

 

39.01

Các polyme từ etylen, dạng nguyên sinh.

 

3901.10

- Polyetylen có trọng lượng riêng dưới 0,94:

 

 

- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão:

 

3901.10.12

- - - Polyetylen chứa các monomer alpha-olefin từ 5% trở xuống

0

3901.10.19

- - - Loại khác

0

 

- - Loại khác:

 

3901.10.92

- - - Polyetylen chứa các monomer alpha-olefin từ 5% trở xuống

- Phương án 1: 2%

- Phương án 2: 0%

3901.10.99

- - - Loại khác

0

3901.20.00

- Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên

- Phương án 1: 2%

- Phương án 2: 0%

3901.30.00

- Các copolyme etylen-vinyl axetat

0

3901.40.00

- Các copolyine etylene-alpha-olefin, có trọng lượng riêng dưới 0.94

- Phương án 1: 2%

- Phương án 2: 0%

3901.90

- Loại khác:

 

3901.90.40

- - Dạng phân tán

0

3901.90.90

- - Loại khác

0

 

 

 

39.02

Các polyme từ propylen hoặc từ các olefin khác, dạng nguyên sinh.

 

3902.10

- Polypropylen:

 

3902.10.30

- - Dạng phân tán

3

3902.10.40

- - Dạng hạt, viên, hạt cườm, vẩy, mảnh và các dạng tương tự

3

3902.10.90

- - Loại khác

3

3902.20.00

- Polyisobutylen

0

3902.30

- Các copolyme propylen:

 

3902.30.30

- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão

3

3902.30.90

- - Loại khác

3

3902.90

- Loại khác:

 

3902.90.10

- - Polypropylen đã clo hóa dùng để sản xuất mực in

0

3902.90.90

- - Loại khác

- Phương án 1: 2%

- Phương án 2: 0%

 

 

 

85.43

Máy và thiết bị diện, có chức năng riêng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này.

 

8543.40.00

- Thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử và các thiết bị điện hóa hơi cá nhân tương tự

50

 

 

 

87.01

Xe kéo (trừ xe kéo thuộc nhóm 87.09).

 

8701.10

- Máy kéo trục đơn:

 

 

- - Công suất không quá 22.5 kW, có hoặc không hoại động bằng điện:

 

8701.10.1 1

- - - Dùng cho nông nghiệp

20

8701.10.19

- - - Loại khác                             

30

 
 

Mục II

CHƯƠNG 98 - QUY ĐỊNH MÃ HÀNG

VÀ MỨC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG, MẶT HÀNG

 

3. Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Mã hàng

Mô tả

Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II

Thuế suất (%)

98.45

Phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu để triển khai Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô.

 

 

9845.20.00

- Kính an toàn, kính dán an toàn (dày từ 6 đến 12 mm/kính dán nhiều lớp để tăng độ bền, có thể hạn chế tia UV), loại dùng cho ô tô tải và ô tô chở khách thuộc nhóm 87.02 và 87.04

7007.21.10

25

9845.30.00

- Ống xi lanh sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô

8409.99.44

15

9845.40.00

- Bạc nhíp dùng cho xe từ 1.25 tấn trở lên

8483.30.30

15

9845.50.00

- Bạc phụ tùng dùng cho bộ bánh răng và cụm bánh răng khớp, trừ bánh xe có răng, đĩa xích và các bộ phận truyền chuyển động ở dạng riêng biệt; vít bi hoặc vít đũa: hộp số và các cơ cấu điều tốc khác, kể cả bộ biến đổi mô men xoắn

8483.40.40

15

9845.60.00

- Ống dầu phanh

8708.30.29

22

9845.80.00

- Hộp giảm tốc trục vít - bánh vít

8708.40.29

20

 

- Loại khác;

 

 

9845.90.10

- - Ống dẫn sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô

8708.40.92

20

9845.90.20

- - Vành bánh xe

8708.70.32

25

9845.90.90

- Ống xả

8708.92.20

25

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

tin liên quan

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi