Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1188/CTVPH-TTKT1 của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc về việc trả lời chính sách thuế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1188/CTVPH-TTKT1
Cơ quan ban hành: | Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1188/CTVPH-TTKT1 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Trọng Việt Hải |
Ngày ban hành: | 31/05/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 1188/CTVPH-TTKT1
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1188/CTVPH-TTKT1 | Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 5 năm 2024 |
Kính gửi: | - Công ty TNHH IM VINA. |
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nhận được công văn không số đề ngày 25/04/2024 của Công ty TNHH IM VINA về việc đề nghị tạm hoãn nộp khoản tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp đối với chi phí tiền lương vượt 300 giờ/năm theo Quyết định số 446/QĐ-XPHC ngày 07/03/2024 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Về nội dung này, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp) có quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật....”
Tại Điều 106 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định về làm thêm giờ:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.
Đồng thời tại Điều 107 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có quy định về làm thêm giờ:
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
Căn cứ các quy định nêu trên, khi tính tiền lương làm thêm giờ doanh nghiệp cần xác định số giờ làm thêm được phép tính theo quy định của pháp luật lao động. Những khoản chi phí làm thêm giờ cho người lao động nếu đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về lao động thì sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh, tránh trường hợp phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Công ty TNHH IM VINA nộp đầy đủ các khoản tiền còn nợ theo Quyết định số 446/QĐ-XPHC ngày 07/03/2024 nêu trên vào NSNN theo đúng quy định./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG
|