Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 11692/BTC-CST 2023 xây dựng Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 11692/BTC-CST
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 11692/BTC-CST | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/10/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 11692/BTC-CST
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH __________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________________ |
Số: 11692/BTC-CST V/v xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Ngày 13/10/2023, Bộ Tài chính đã có công văn số 11239/BTC-CST gửi xin ý kiến về việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2024.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính dã tổng hợp nội dung đề xuất chính sách giảm thuế GTGT cho năm 2024 vào Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Tại nội dung thứ năm điểm 1 Thông báo số 2913/TB-TTKQH ngày 22/10/2023 của Tổng thư ký Quốc hội thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị tiếp tục thực hiện thuế suất thuế GTGT như Nghị quyết số 101 /2023/QH15 của Quốc hội cho 06 tháng đầu năm 2024 có nêu: "Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Tờ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định",
Thực hiện Thông báo số 2913/TB-TTKQH nêu trên, để đảm bảo tiến độ trình Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo quy trình, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tài chính đề nghị Quý cơ quan nghiên cứu có ý kiến về: (i) Hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT; (ii) Hồ sơ dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT.
Ý kiến xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 30/10/2023 để kịp tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế được sớm thụ hưởng chính sách giảm thuế GTGT (đồng thời gửi file về địa chi: [email protected]; điện thoại: 024-22202828, máy lẻ 5137).
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng website); - Cổng TTĐT Bộ Tài chính (để đăng website); - TCT, TCHQ, Vụ PC, Viện CL&CSTC (để tham gia); - Lưu: VT, CST. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
BỘ TÀI CHÍNH __________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________ |
Số: /TTr-BTC | Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2023 |
DỰ THẢO |
TỜ TRÌNH
Về lập đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về
giảm thuế giá trị gia tăng
Kính gửi: Chính phủ
Tại mục a điểm 4 Thông báo số 399a/TB-VPCP ngày 29/9/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023; tại điểm c khoản 3 mục I Nghị quyết số 164/NQ-CP ngày 04/10/2023 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương giao Bộ Tài chính: "Đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và đề xuất giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ’ họp Quốc hội nêu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 07 tháng 10 năm 2023
Đồng thời, ngày 04/10/2023, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 920/TTg-KTTH gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 6 tháng đầu năm 2024. Tại công văn số 920/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "Bộ Tài chính khẩn trương đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và đề xuất giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội nêu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05/10/2023 theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 399a/TB-VPCP ngày 29/9/2023, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng tiến độ thời gian và đúng quy trình, trình tự, thủ tục, trong đó có tính đến phương án tổng hợp nội dung đề xuất này vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 như một trong những biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngày 10/10/2023, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7866/VPCP- KTTH về đề xuất giảm thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính tại công văn số 10830/BTC-CST và giao: "Bộ Tài chính khẩn trương tổng hợp nội dung đề xuất trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024".
Để đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 920/TTg-KTTH, ngày 13/10/2023, Bộ Tài chính đã có công văn số 11239/BTC-CST gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về việc giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024.
Ngày 22/10/2023, Tổng thư ký Quốc hội có Thông báo số 2913/TB- TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 và tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tại nội dung thứ năm điểm 1 Thông báo số 2913/TB-TTKQH về kiến nghị tiếp tục thực hiện thuế suất thuế GTGT như Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội cho 06 tháng đầu năm 2024 có nêu: "Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Tờ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Sau đây Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ nội dung cụ thể về chính sách giảm thuế GTGT như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THUẾ GTGT
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thấy trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4,24%.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hôi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khoi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giam 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Prong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hôi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quà nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. ròng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tông cầu tiêu dùng trong nước.
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101 /2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong dó GDP quý 11/2023 và quý III/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý 1 tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chi số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đã suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tăng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 20221. Mặc dù vậy, lạm phát cần được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chi tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%)).
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giám mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101 /2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT
1. Mục tiêu
Kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trờ lại cho NSNN cùng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
2. Quan điểm xây dựng Nghị quyết
- Bám sát chủ trường, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chu, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
- Góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Đảo bảo dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, phù hợp với bối cảnh hiện nay.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA NGHỊ QUYẾT
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này điều chỉnh đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kế khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phương án giảm thuế GTGT tại dự thảo Nghị quyết giữ nguyên như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị quyết là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
IV. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
1. Mục tiêu
Đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế.
2. Nội dung chính sách
Tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế GTGT sau thời điểm 30/6/2024 nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Đồng thời giao Chính phủ hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chính sách này bảo đảm công khai minh bạch, hiệu quả.
3. Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Giải pháp thực hiện chính sách:
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Lý do lựa chọn:
+ Luật thuế GTGT hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - sô thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào).
+ Việc thực hiện giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trên đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15 và thực hiện ổn định trong năm 2022 và năm 2023.
(Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV trình kèm)
- Về thời gian áp dụng: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
- Hình thức thực hiện: Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15).
4. Đánh giá tác động của chính sách
a) Tác động đến NSNN
Dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng (Trên cơ sở số giảm thu NSNN ở khâu nội địa khi từ ngày 01/7/2023 đến 31/12/2023 bình quân mỗi tháng là khoảng 2.550 tỳ đông. Dự báo tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng thu: Giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoáng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%. Thì mức giảm thu ở khâu nội địa bình quân 1 tháng trong năm 2024 dự kiến là 2.700 tỷ đồng (bằng 2.550 X 106%). Mức giảm thu binh quân 1 tháng ở khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng).
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để Đảo bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.
b) Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2024.
c) Tác động đến người dân và doanh nghiệp
+ Đối với người dân: Đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
+ Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
V. TÍNH TƯƠNG THÍCH, SỰ PHÙ HỢP CỦA NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐỀ XUẤT VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất đều đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
VI. DỰ’ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH NGHỊ QUYẾT
1. Dự kiến nguồn lực để thi hành Nghị quyết như sau:
- Từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết
Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết bao gồm các nội dung được xác định như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện phổ biến, giáo dục Nghị quyết và các quy định liên quan; Bộ Tài chính xây dựng nội dung thông tin, tuyên truyền phổ biến những yêu cầu, nội dung và các quy định của Nghị quyết kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và người dân, giúp hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời để thực hiện.
- Bảo đảm nguồn lực thực hiện:
+ Bộ Tài chính có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
+ Được bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các quy định trong Nghị quyết, ngoài nguồn kinh phí do NSNN cấp, huy động nguồn lực từ cơ quan, đơn vị và địa phương, hỗ trợ của các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế hoặc lồng ghép vào các chương trình, dự án khác để có nguồn kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện:
Thực hiện công tác Kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thi hành Nghị quyết.
VII. THỜI GIAN DỰ KIẾN TRÌNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, QUỐC HỘI
- Tại khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
“2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
đ) Đại xá;
a) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.”
- Tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó có trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Tại Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định UBTVQH quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; trình Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội.
Căn cứ quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, thực hiện Kết luận của Thường trực Chính phủ, Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra, Bộ Tài chính trình Chính phủ:
- Trình UBTVQH, Quốc hội cho phép xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội để bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thông qua ngay tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
(Xin trình kèm: Dự thảo Nghị quyết; Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV; Báo cáo đánh giá tác động; Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân)
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải (để báo cáo); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Các đơn vị: TCT, PC, TCHQ, NSNN; - Lưu: VT.CST(P2). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
QUỐC HỘI __________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________________________ |
Nghị quyết số: /2023/QH15 | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
|
|
DỰ THẢO |
|
NGHỊ QUYẾT
Về giảm thuế giá trị gia tăng
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật so 106/2016/QH13;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kê khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thông nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian giảm: Việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Điều 2.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm
2. Sau ngày 30 tháng 6 năm 2024, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng giữa 2 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Giao Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày tháng năm 2023.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ |
BỘ TÀI CHÍNH ______________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________________________ |
Số: /BC-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO |
BÁO CÁO
Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo
Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Ngày 24/6/2023, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XV, dã thông qua Nghị quyết số 101 /2023/QH15 về kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định: Thực hiện giám 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định tại điểm a, khoản 1.1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Ngày 30/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. Trong đó, quy định cụ thể về các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP. Phụ lục được xây dựng trên cơ sở Danh mục Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Việc thực hiện kịp thời giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp về thuế, phí và lệ phí khác trong năm 2023 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM THUẾ GTGT
1. Kết quả đạt được
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ánh hường nghiêm trọng. Có thể thấy trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay Tổng trị giá của các giải pháp miền, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng
Riêng năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo Điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trương kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4,24%.
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 1 1/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đỏ đã đề ra giải pháp giâm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giám được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tòng cộng khoáng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó GDP quý 11/2023 và quý III/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chỉ số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đà suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tăng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022'. Mặc dù vậy, lạm phát vẫn được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (khoang 4,5%)).
2. Tồn tại, hạn chế
Về cơ bản, đối tượng được giảm thuế theo quy định tại Nghị định số 44/2023/NĐ-CP kế thừa quy định tại Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, đã khắc phục các vướng mắc tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP như: (i) về các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT; (ii) về thời điểm lập hóa đơn. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, các văn bản trả lời Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các văn bản trả lời cho các đơn vị, doanh nghiệp về xác định hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT trong quá trình thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP vần được tham khảo trong việc thực hiện Nghị định số 44/2023/NĐ-CP trong năm 2023.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết 101 /2023/QH15 của Quốc hội và Nghị định số 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Công điện số 05/CĐ-TCT ngày 30/6/2023 gửi Cục Thuế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; các Vụ, đơn vị thuộc tổng cục Thuế để triển khai Nghị định số 44/2023/NĐ-CP
- Các công văn gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Công văn số 3431/TCHQ-TXNK ngày 30/6/2023 về việc thực hiện Nghị định số 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Công văn số 4020/TCHQ-TXNK ngày 01/8/2023 GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng.
+ Công văn số 4259/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
+ Công văn số 4260/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với sản phẩm hóa chất và hóa chất cơ bản.
+ Công văn số 4262/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với thiết bị điện tử chuyên dùng.
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khỏi thi trường hoặc tạm thời ra khói thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giam 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước dạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sê sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Để đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính để xuất giảm thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15 (đã được thực hiện ổn định trong năm 2022 và năm 2023), cụ thể:
- Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thời gian áp dụng: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Trên đây là Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101 /2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, CST ( b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
BỘ TÀI CHÍNH _____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________________________ |
Số: /BC-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
|
|
DỰ THẢO |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
XÂY DỰNG DỰ ÁN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ GIẢM THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thay trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miền, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4,24%.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trương thương mại hàng hóa toàn cầu đâ chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiêu chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tông câu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy Tổng cầu tiêu dùng trong nước.
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
Đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển đề đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỀ XUẤT
1. Xác định vấn đề bất cập
Trong năm 2022, Quốc hội dân ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo Điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong dó GDP quý 11/2023 và quý II1/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chỉ số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đà suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tâng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 20221. Mặc dù vậy, lạm phát cần được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%)).
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTG1 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, góp phần giảm giá thành hàng hoá, dịch vụ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
3.1 Giải pháp 1: Giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như đã áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
3.2 Giải pháp 2: Giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
4. Đánh giá tác động của các giải pháp
4.1 Giải pháp 1:
- Tác động đến nền kinh tế:
+ Tác động tích cực:
(i) Đối với tăng trưởng kinh tế: Việc giảm thuế GTGT sè góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vi mô và phục hồi kinh tế trong năm 2024.
(ii) Đối với người dân: Đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
(iii) Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế GTGT sè góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Tác động tiêu cực:
Dự kiến số giảm thu NSNN khoang 4,175 nghìn tỷ/tháng, nêu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng (Trên cơ sở số giảm thu NSNN ở khâu nội địa khi từ ngày 01/7/2023 đến 31/12/2023 bình quân mỗi tháng là khoảng 2.550 tỷ đồng. Dự báo tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng thu: Giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%. Thì mức giảm thu ở khâu nội địa bình quân 1 tháng trong năm 2024 dự kiến là 2.700 tỷ đồng (bằng 2.550 X 106%). Mức giảm thu bình quân 1 tháng ở khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng).
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; trong điều hành yêu cầu của ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.
- Tác động về giới: Không có tác động về giới.
- Tác động về thủ tục hành chính: Quy định loại trừ một số nhóm hàng hoá, dịch vụ như tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 tăng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành thu của cơ quan thuế (nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khi xác định đối tượng không được giảm thuế cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan).
- Tác động đối với hệ thống pháp luật: Hoàn thiện hệ thống chính sách.
- Tác động đến các cam kết quốc tế: Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất tại dự án Nghị quyết đều đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
4.2 Giải pháp 2:
- Tác động đến nền kinh tế:
+ Tác động tích cực:
(i) Giải quyết được những khó khăn vướng mắc nêu tại giải pháp 1.
(ii) Giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế của người nộp thuế, chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế.
(iii) Giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
+ Tác động tiêu cực: Dự kiến số thu NSNN giảm khoảng 6,18 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 06 tháng đầu năm thì tương đương khoảng 37,1 nghìn tỷ đồng.
- Tác động về giới: Không có tác động về giới.
- Tác động về thủ tục hành chính: Không phát sinh thú tục hành chính.
- Tác động đối với hệ thống pháp luật: Hoàn thiện hệ thống chính sách.
- Tác động đến các cam kết quốc tế: Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất tại dự án Nghị quyết đều đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo giải pháp 1 đề phù hợp với khả năng cân đối, hỗ trợ của NSNN cùng như bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.
III. KẾT LUẬN
Việc thực hiện giảm thuế suất thuế GTGT tại Nghị quyết sẽ kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trên đây là Báo cáo đánh giá tác động xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, CST ( b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
BỘ TÀI CHÍNH ____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________________________ |
Số: /TTr-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO |
|
TỜ TRÌNH
Về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng
Kính gửi: Chính phủ
Tại mục a điểm 4 Thông báo số 399a/TB-VPCP ngày 29/9/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023; tại điểm c khoản 3 mục I Nghị quyết số 164/NQ-CP ngày 04/10/2023 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương giao Bộ Tài chính: "Đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và đề xuất giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội nêu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 07 tháng 10 năm 2023
Đồng thời, ngày 04/10/2023, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 920/TTg-KTTH gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 6 tháng đầu năm 2024. Tại công văn số 920/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "Bộ Tài chính khẩn trương đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và đề xuất giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội nêu tình hình kinh tế và doanh nghiệp ván còn khó khăn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05/10/2023 theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 399a/TB-VPCP ngày 29/9/2023, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng tiến độ thời gian và đúng quy trình, trình tự, thủ tục, trong đó có tính đến phương án tổng hợp nội dung đề xuất này vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 như một trong những biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Ngày 10/10/2023, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7866/VPCP- KTTH về đề xuất giảm thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính tại công văn số 10830/BTC-CST và giao: "Bộ Tài chính khẩn trương tổng hợp nội dung đề xuất trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp ván còn khó khăn vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024"
Để đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 920/TTg-KTTH, ngày 13/10/2023, Bộ Tài chính đã có công văn số 11239/BTC-CST gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về việc giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024.
Ngày 22/10/2023, Tổng thư ký Quốc hội có Thông báo số 2913/TB- TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 về tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tại nội dung thứ năm diem 1 Thông báo số 2913/TB-TTKQH về kiến nghị tiếp tục thực hiện thuế suất thuế GTGT như Nghị quyết số 101 /2023/QH15 của Quốc hội cho 06 tháng đầu năm 2024 có nêu: “Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Tờ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Sau đây Bộ Tài chính xin báo cáo Chính phủ nội dung cụ thể về chính sách giảm thuế GTGT như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THUẾ GTGT
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thế thấy trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoáng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4,24%.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khoi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trường thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo Điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 1 1,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó GDP quý 11/2023 và quý III/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chỉ số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đã suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tăng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 20221. Mặc dù vậy, lạm phát vẫn được
kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chi tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%)).
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nham hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT
1. Mục tiêu
Kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
2. Quan điểm xây dựng Nghị quyết
- Bám sát chủ trưởng, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
- Góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Đảm bảo để thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, phù hợp với bối cảnh hiện nay.
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN NGHỊ QUYẾT
Khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
"2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành:
c) Tạm ngừng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
đ) Đại xá;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. "
Tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó có trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiền.
Tại Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; trinh Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:
“2. Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm h và c Khoản 2 Điều 15 của Luật; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b Khoản 2 Điêu 16 của Luật”.
Căn cứ quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, để kịp thời gian trình Quốc hội, Bộ Tài chính trình Chính phủ xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội.
Nội dung chính sách giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 quy định tại dự án Nghị quyết được gửi lấy ý kiến Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân thông qua cổng Thông tin điện tư của Chính phủ và Công thông tin điện tử của Bộ Tài chính (Công văn số 11239/BTC-CST ngày 13/10/2023 của Bộ Tài chính gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về việc giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024),
IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
1. Bố cục của dự thảo Nghị quyết
Bố cục dự thảo Nghị quyết gồm 2 Điều:
- Điều 1: Điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất 10%.
- Điều 2: Quy định về hiệu lực thi hành.
2. Nội dung của dự thảo Nghị quyết
- về nội dung dự thảo Nghị quyết:
“Điều 1.
1. Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
2. Mức giảm thuế GTGT
a) Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian giảm: Việc giảm thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Điều 2.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm
2. Sau ngày 30 tháng 6 năm 2024, giao ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng giữa 2 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Giao Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này.”.
3. Đánh giá tác động của dự thảo Nghị quyết
a) Tác động đến NSNN
Dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng (Trên cơ sở số giam thu NSNN ở khâu nội địa khi từ ngày 01/7/2023 đến 31/12/2023 bình quân mỗi tháng là khoảng 2.550 tỷ đồng. Dự báo tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng thu: Giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%. Thì mức giảm thu ở khâu nội địa bình quân 1 tháng trong năm 2024 dự kiến là 2.700 tỷ đồng (bằng 2.550 X 106%). Mức giảm thu bình quân 1 tháng ở khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng).
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cùng như đám báo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.
b) Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2024.
c) Tác động đến người dân và doanh nghiệp
+ Đối với người dán: Đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
+ Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
d) Tác động đến các cam kết quốc tế
Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất tại dự án Nghị quyết đều đàm báo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH NGHỊ QUYẾT
1. Dự kiến nguồn lực để thi hành Nghị quyết như sau:
- Từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết
Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết bao gồm các nội dung được xác định như sau:
Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện phổ biến, giáo dục Nghị quyết và các quy định liên quan; Bộ Tài chính xây dựng nội dung thông tin, tuyên truyền phổ biến những yêu cầu, nội dung và các quy định của Nghị quyết kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và người dân, giúp hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời đề thực hiện.
- Bảo đảm nguồn lực thực hiện:
+ Bộ Tài chính có chỉ đạo. hướng dẫn cụ thể để Cục Thuế và Cục Hải quan các tinh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
+ Được bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các quy định trong Nghị quyết, ngoài nguồn kinh phí do NSNN cấp, huy động nguồn lực từ cơ quan, đơn vị và địa phương, hỗ trợ của các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế hoặc lồng ghép vào các chương trình, dự án khác để có nguồn kinh phí đảm đảm cho việc thực hiện Nghị quyết.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện:
Thực hiện công tác Kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thi hành Nghị quyết.
Từ nội dung báo cáo nêu trên, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt để trình Quốc hội và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT và phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra dự án Nghị quyết.
Trên đây là Tờ trình dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT. Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
(Xin trình kèm: Dự thảo Nghị quyết; Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV: Báo cáo đánh giá tác động: Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân)
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (để báo cáo); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Các đơn vị: TCT, PC, TCHQ, NSNN; - Lưu: VT, CST (P2). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
QUỐC HỘI _______ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________ |
Nghị quyết số: /2023/QH15 | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
|
|
DỰ THẢO |
|
NGHỊ QUYẾT
Về giảm thuế giá trị gia tăng
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bô sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13 Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bat dong san, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian giam: Việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Điều 2.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm
2. Sau ngày 30 tháng 6 năm 2024, giao ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng giữa 2 kỳ họp Quốc hội nêu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Giao Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày tháng năm 2023.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ |
BỘ TÀI CHÍNH ____________________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________________________ |
Số: /BC-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO |
|
BÁO CÁO
Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo
Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Ngày 24/6/2023, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XV, đã thông qua Nghị quyết số 101/2023/QH15 về kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định: Thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định tại điểm a, khoản 1.1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Ngày 30/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. Trong đó, quy định cụ thể về các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP. Phụ lục được xây dựng trên cơ sở Danh mục Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Việc thực hiện kịp thời giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp về thuế, phí và lệ phí khác trong năm 2023 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM THUẾ GTGT
1. Kết quả đạt được
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thấy trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lộ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoáng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trương kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4,24%.
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giám được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miền, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong dó GDP quý 11/2023 và quý III/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chi số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đã suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tăng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022’. Mặc dù vậy, lạm phát vẫn được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%)).
2. Tồn tại, hạn chế
Về cơ bản, đối tượng được giảm thuế theo quy định tại Nghị định số 44/2023/NĐ-CP kế thừa quy định tại Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, đã khắc phục các vướng mắc tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP như: (i) về các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT; (ii) về thời điểm lập hóa đơn. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, các văn bản trả lời Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các văn bản trả lời cho các đơn vị, doanh nghiệp về xác định hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT trong quá trình thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP vẫn được tham khảo trong việc thực hiện Nghị định số 44/2023/NĐ-CP trong năm 2023.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết 101/2023/ỌH15 của Quốc hội và Nghị định số 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Công diện số 05/CĐ-TCT ngày 30/6/2023 gửi Cục Thuế các tinh thành phố trực thuộc Trung ương; các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế để triển khai Nghị định số 44/2023/NĐ-CP.
- Các công văn gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Công văn số 3431/TCHQ-TXNK ngày 30/6/2023 về việc thực hiện Nghị định số 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Công văn số 4020/TCHQ-TXNK ngày 01/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng.
+ Công văn số 4259/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
+ Công văn số 4260/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với sản phẩm hóa chất và hóa chất cơ bản.
+ Công văn số 4262/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2023 về việc giảm thuế GTGT đối với thiết bị điện tử chuyên dùng.
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khoi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ dong, bang 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiêu chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu qua nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, nên tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy Tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Để đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trờ lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101 /2023/ỌH15 (đã được thực hiện ổn định trong năm 2022 và năm 2023), cụ thể:
- Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thời gian áp dụng: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Trên đây là Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, CST ( b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
BỘ TÀI CHÍNH ________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _________________________ |
Số: /BC-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO |
|
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
XÂY DỰNG DỰ ÁN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ GIẢM THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thế thấy trong giai đoạn 2020-2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miền, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuế đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02% và 9 tháng đầu năm 2023 tàng 4,24%.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn (số doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022); tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giam 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 6/2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh, lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng, mặc dù đã có những cải thiện trong những tháng đầu năm 2023. WB nhận định tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế sẽ sụt giảm trong nửa cuối năm 2023. Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Do vậy, can tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
Đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trơ lại cho NSNN cũng như nền kinh tế.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỀ XUẤT
1. Xác định vấn đề bất cập
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suat GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo Điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Qua 03 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QM15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó GDP quý 11/2023 và quý III/2023 cao hơn quý 1/2023 (quý 1 tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Từ tháng 7/2023 chỉ số mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có mức tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6% và tháng 9 là 7,5% (chấm dứt đã suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 01/2023 (tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm 2022 tăng 20%; tháng 02 giảm còn 13,2%; tháng 3 là 13,4%; tháng 4, 5 giảm xuống 11,5%; tháng 6 giảm còn 6,5%). Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, lạm phát vẫn được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%)).
Đề kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101 /2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, góp phần giảm giá thành hàng hoá, dịch vụ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
3.1 Giải pháp 1: Giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như đã áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
3.2 Giải pháp 2: Giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
4. Đánh giá tác động của các giải pháp
4.1 Giải pháp 1:
- Tác động đến nền kinh tế:
+ Tác động tích cực:
(i) Đối với tăng trưởng kinh tế: Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2024.
(ii) Đối với người dân: Đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giam trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
(iii) Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tác động tiêu cực:
+ Dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, nêu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng (Trên cơ sở số giảm thu NSNN ở khâu nội địa khi từ ngày 01/7/2023 đến 31/12/2023 bình quân mỗi tháng là khoáng 2.550 tỷ đồng. Dự báo tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng thu: Giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoang 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%. Thì mức giảm thu ở khâu nội địa bình quân 1 tháng trong năm 2024 dự kiến là 2.700 tỷ đồng (bằng 2.550 X 106%). Mức giảm thu bình quân 1 tháng ở khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng).
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đam báo sự chủ động trong Điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu qua các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.
- Tác động về giới: Không có tác động về giới.
- Tác động về thủ tục hành chính: Quy định loại trừ một số nhóm hàng hoá, dịch vụ như tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 tăng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành thu của cơ quan thuế (nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khi xác định đối tượng không được giảm thuế can có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan).
- Tác động đối với hệ thống pháp luật: Hoàn thiện hệ thống chính sách.
- Tác động đến các cam kết quốc tế: Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất tại dự án Nghị quyết đều đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
4.2 Giải pháp 2:
- Tác động đến nền kinh tế:
+ Tác động tích cực:
(i) Giải quyết được những khó khăn vướng mắc nêu tại giải pháp 1.
(ii) Giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế của người nộp thuế, chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế.
(iii) Giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
1. Tác động tiêu cực: Dự kiến số thu NSNN giam khoáng 6,18 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 06 tháng đầu năm thì tương đương khoảng 37,1 nghìn tỷ đồng.
- Tác động về giới: Không có tác động về giới.
- Tác động về thủ tục hành chính: Không phát sinh thủ tục hành chính.
- Tác động đối với hệ thống pháp luật: Hoàn thiện hệ thống chính sách.
- Tác động đến các cam kết quốc tế: Qua rà soát về các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, các nội dung chính sách được đề xuất tại dự án Nghị quyết đều dam bao phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và không trái với các cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên.
5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo giải pháp 1 đề phù hợp với khả năng cân đối, hỗ trợ của NSNN cùng như bôi cành kinh tế - xã hội hiện nay.
III. KẾT LUẬN
Việc thực hiện giảm thuế suất thuế GTGT tại Nghị quyết sẽ kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trên đây là Báo cáo đánh giá tác động xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, CST ( b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê.