Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 10152/BTC-HTQT 2024 Nghị định sửa đổi Nghị định 115/2022/NĐ-CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 10152/BTC-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 10152/BTC-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Võ Thành Hưng |
Ngày ban hành: | 24/09/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 10152/BTC-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 10152/BTC-HTQT V/v Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ- CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 68/2023/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); - Các Hiệp hội: Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam; Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội Sữa Việt Nam; Hiệp hội Nhựa Việt Nam; Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Hiệp hội Hóa chất Việt Nam; Hiệp hội Thép Việt Nam; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội Cơ khí Việt Nam. |
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 và Nghị định số 68/2023/NĐ-CP ngày 07/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022. Các Nghị định này áp dụng cho 10 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định gồm Ô-xtrây-li-a; Ca-na-đa; Nhật Bản; Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Xinh-ga-po, Pê-ru, Ma-lay-xi-a, Chi-lê và Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
Ngày 25/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 133/2024/QH15 về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Nghị quyết giao Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Ngày 13/9/2024, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6543/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính trong việc xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Căn cứ nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP.
Thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính kính gửi Quý Cơ quan dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo Nghị định để nghiên cứu, tham gia ý kiến (Đầu mối Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính: Trần Tiến Đạt, email: [email protected], điện thoại liên hệ: (024)2220.2828 (máy lẻ 7091), số di động: 0985.698.906).
Ý kiến tham gia xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 15/10/2024 để tổng hợp, hoàn thiện, trình Chính phủ ký ban hành.
Sau thời hạn trên, trường hợp không nhận được ý kiến tham gia của Quý Cơ quan, được hiểu là Quý Cơ quan nhất trí với dự thảo.
Bộ Tài chính cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (để đăng tải xin ý kiến); - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (để đăng tải xin ý kiến); - TCHQ, Vụ CST, Vụ PC (để có ý kiến); - Lưu: VT, HTQT (30b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Võ Thành Hưng |
BỘ TÀI CHÍNH Số: TTr-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
TỜ TRÌNH
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu
thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định
68/2023/NĐ-CP
______________
Kính gửi: Chính phủ.
Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính kính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
1. Cơ sở chính trị, pháp lý
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 và Nghị định số 68/2023/NĐ-CP ngày 07/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022. Các Nghị định này áp dụng cho 10 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định gồm Ô-xtrây-li-a; Ca-na-đa; Nhật Bản; Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Xinh-ga-po, Pê-ru, Ma-lay-xi-a, Chi-lê và Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
Ngày 25/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 133/2024/QH15 về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Nghị quyết giao Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Theo quy định tại Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngày 13/9/2024, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6543/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính trong việc xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP là cần thiết để thực thi cam kết quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016.
2. Cơ sở thực tiễn
Theo quy định của CPTPP, Nghị định thư gia nhập của Vương quốc Anh sẽ chính thức có hiệu lực 60 ngày sau ngày Vương quốc Anh nộp lưu chiếu văn kiện phê chuẩn Nghị định thư và tất cả các thành viên hiện tại của CPTPP thông báo đã hoàn tất thủ tục trong nước. Trường hợp Văn kiện không có hiệu lực theo cơ chế như trên trong 15 tháng kể từ ngày ký (tức là đến ngày 16/10/2024), Nghị định thư gia nhập của Vương quốc Anh sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi Vương quốc Anh nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Nghị định thư và tối thiểu 06 thành viên hiện tại của CPTPP thông báo đã hoàn tất thủ tục trong nước.
Hiện nay, ngoài Vương quốc Anh đã có 5 thành viên CPTPP gồm Xinh-ga- po, Nhật Bản, Chi-lê, Niu Di-lân và Việt Nam hoàn tất thủ tục phê chuẩn Nghị định thư. Theo đó, dựa trên tiến độ phê chuẩn hiện nay, dự kiến Nghị định thư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 16/12/2024.
Theo đó, việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP là cần thiết để đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc thực thi cam kết thuế quan đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ THẢO VĂN BẢN
1. Mục đích
Thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP, đảm bảo tính tương thích của Nghị định với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
2. Quan điểm xây dựng dự thảo văn bản
- Tuân thủ đúng quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 về thẩm quyền ban hành các Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành.
- Phù hợp với quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ THẢO VĂN BẢN
1. Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định
Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định tuân thủ quy định tại Điều 146, Điều 147, Điều 148 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi tại khoản 44, khoản 45, khoản 46 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020) về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm thực hiện điều ước quốc tế có liên quan bao gồm cam kết của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP.
- Ngày / /2024, Bộ Tài chính đã có công văn số /BTC-HTQT gửi dự thảo Nghị định xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội liên quan, gửi đăng Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Ngày / /2024, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có công văn số /TTĐT-DLĐT thông báo về ý kiến góp ý của công dân, tổ chức đối với dự thảo Nghị định sau thời gian đăng tải theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
- Sau khi tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, tổ chức, cá nhân, ngày / /2024, Bộ Tài chính đã có công văn số /BTC-HTQT gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định dự thảo Nghị định. Ngày / /2024, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định số /BCTĐ-BTP gửi Bộ Tài chính về việc thẩm định dự thảo Nghị định.
2. Tổng hợp ý kiến tham gia
Tính đến ngày / /2024, Bộ Tài chính nhận được công văn tham gia ý kiến gồm văn bản trả lời của các Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, công văn tham gia ý kiến của đại diện các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không có ý kiến tham gia của người dân và doanh nghiệp thông qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Các ý kiến tham gia đã được Bộ Tài chính tổng hợp tại Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị định.
IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN
1. Bố cục
Dự thảo Nghị định gồm 03 Điều. Bao gồm:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
2. Nội dung cơ bản
2.1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP
- Bổ sung các quy định về thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).
Về lộ trình thuế đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, áp dụng các quy định của Hiệp định, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình thuế tương tự đối với các nước thành viên khác (ngoại trừ Liên bang Mê-hi-cô) theo nguyên tắc cắt ngang lộ trình.
Việc quy định về lộ trình thực hiện theo cam kết tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định thư về việc gia nhập của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vào Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Trong trường hợp Nghị định thư có hiệu lực trong năm 2024, việc thực thi cam kết sẽ thực hiện từ bước cắt giảm của năm thứ 7 theo lộ trình.
- Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).
Bộ Công Thương đã có công văn số 5631/BCT-ĐB ngày 01/8/2024 xác nhận việc thực hiện các cam kết đối với mở cửa thị trường hàng hóa (trình kèm).
2.2. Hiệu lực thi hành
- Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18/6/2020);
- Nội dung chuyển tiếp: Trong trường hợp Nghị định ban hành sau này Nghị định thư có hiệu lực, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự thảo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đăng ký từ ngày Nghị định thư có hiệu lực đến trước ngày Nghị định sửa đổi có hiệu lực thi hành nếu đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và Nghị định số 115/2022/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP.
Việc thực hiện các quy định liên quan đến hiệu lực trở về trước nhằm đảm bảo thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên của doanh nghiệp.
2.3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
V. VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Về thủ tục hành chính
Dự thảo Nghị định không phát sinh thủ tục hành chính mới theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Về vấn đề bình đẳng giới
Nghị định quy định trung tính về giới và có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với cả hai giới, không có nội dung tạo ra sự phân biệt đối xử về giới.
VI. VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẢM BẢO THI HÀNH VĂN BẢN
Căn cứ nội dung dự thảo Nghị định nêu trên, dự thảo Nghị định không làm phát sinh tổ chức, bộ máy khi triển khai thực hiện Nghị định.
VII. VỀ RÀ SOÁT CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
Việc xây dựng dự thảo Nghị định là phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và cần thiết để thực hiện cam kết về thuế tại Hiệp định CPTPP.
Nội dung của dự thảo Nghị định không trái với quy định của Hiến pháp năm 2013; phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật Hải quan năm 2014.
VIII. KIẾN NGHỊ
Trên đây là Tờ trình về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP; Bộ Tài chính kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - Vụ PC; - Lưu: VT, HTQT (4). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Võ Thành Hưng |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
TỔNG HỢP TIẾP THU Ý KIẾN XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ
ĐỊNH SỐ 115/2022/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH BIỂU THUẾ XUẤT
KHẨU ƯU ĐÃI, BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2027 ĐÃ ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THEO NGHỊ ĐỊNH 68/2023/NĐ-CP
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-BTC ngày tháng năm 2024 của Bộ Tài chính)
Ngày / /2024, Bộ Tài chính đã có công văn số /BTC-HTQT gửi dự thảo Nghị định xin ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội liên quan. Tính đến nay, Bộ Tài chính nhận được công văn tham gia ý kiến gồm văn bản trả lời của các Bộ và cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, công văn tham gia ý kiến của đại diện các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Dưới đây là tổng hợp các ý kiến tham gia đối với dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP, bao gồm 3 phần: i) Các ý kiến hoàn toàn nhất trí với các dự thảo; ii) Các ý kiến đã được Bộ Tài chính tiếp thu và điều chỉnh tại các dự thảo, và iii) Ý kiến giải trình lý do không tiếp thu.
I. CÁC Ý KIẾN HOÀN TOÀN NHẤT TRÍ VỚI DỰ THẢO CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT | Bộ ngành, Hiệp hội, UBND | Công văn số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. CÁC Ý KIẾN BỘ TÀI CHÍNH ĐÃ TIẾP THU VÀ ĐIỀU CHỈNH DỰ THẢO
STT | Bộ ngành, Hiệp hội, UBND | Công văn số | Ý kiến tham gia | Ý kiến Bộ Tài chính |
|
|
|
|
|
III/ CÁC Ý KIẾN GIẢI TRÌNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT | Bộ ngành, Hiệp hội, UBND | Công văn số | Ý kiến tham gia | Ý kiến giải trình của Bộ Tài chính |
|
|
|
|
|
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2022/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM
2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU ƯU ĐÃI,
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2027 ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THEO NGHỊ ĐỊNH 68/2023/NĐ-CP
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-BTC ngày / /2024 của Bộ Tài chính)
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây viết tắt là Hiệp định CPTPP) giai đoạn 2022-2027, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 và Nghị định số 68/2023/NĐ-CP ngày 07/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022. Các Nghị định này áp dụng cho 10 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định gồm Ô-xtrây-li-a; Ca-na-đa; Nhật Bản; Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Xinh-ga-po, Pê-ru, Ma-lay-xi-a, Chi-lê và Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
Ngày 25/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 133/2024/QH15 về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Nghị quyết giao Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Ngày 13/9/2024, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6543/VPCP- KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính trong việc xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
- Mục tiêu tổng thể
Thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP, đảm bảo tính tương thích của Nghị định với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
- Mục tiêu cụ thể
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP để bổ sung quy định áp dụng đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
1. Xác định vấn đề bất cập
Các quy định hiện nay tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP chưa có điều khoản nhằm thực thi cam kết tại Hiệp định CPTPP đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP để bổ sung quy định áp dụng đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) về ưu đãi thuế quan.
3. Các giải pháp đề xuất giải quyết vấn đề
- Bổ sung các quy định về thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gom cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).
- Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai- len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ- xy và Đảo Man).
- Bổ sung điều khoản quy định về xử lý thuế đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en- xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) đăng ký từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với hai nước trên đến trước ngày Nghị định sửa đổi có hiệu lực thi hành nếu đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và Nghị định số 115/2022/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP (trong trường hợp Nghị định ban hành sau ngày Nghị định thư có hiệu lực).
4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
- Nội dung dự thảo Nghị định phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trong đó có chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Việc triển khai xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP để bổ sung quy định áp dụng đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len là cần thiết để thực thi cam kết quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nội dung dự thảo Nghị định phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật Hải quan năm 2014.
- Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP đã được rà soát, đảm bảo tương thích, đồng bộ với các Luật, Nghị định liên quan như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư.
- Đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Các nội dung của dự thảo Nghị định đã bảo đảm phù hợp với Hiệp định CPTPP và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Dự thảo Nghị định sửa đổi để bổ sung các quy định áp dụng đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len theo lộ trình đã cam kết và thực hiện tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022. Về lộ trình thuế đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, áp dụng các quy định của Hiệp định, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình thuế đối với các nước thành viên khác (ngoại trừ Liên bang Mê-hi-cô). Việc quy định về lộ trình thực hiện theo cam kết tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định thư về việc gia nhập của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vào Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Đánh giá về lợi ích kinh tế: Trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 7,14 tỉ USD (chiếm 1,05% kim ngạch xuất nhập khẩu). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,34 tỉ USD (chiếm 1,79%), kim ngạch nhập khẩu đạt 793,57 triệu USD (chiếm 0,24%).
Hiện nay, theo UKVFTA, thuế suất trung bình đang áp dụng đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh là 3,5% (trong đó xóa bỏ với 55,2% số dòng thuế), ở chiều ngược lại, Vương quốc Anh hiện đang xóa bỏ thuế quan đối với 90,6% dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam.
Khi gia nhập CPTPP, Vương quốc Anh sẽ được hưởng ưu đãi như Việt Nam hiện đang dành cho các nước thành viên với thuế suất trung bình 1,8% (trong đó xóa bỏ 87,6% số dòng thuế). Ở chiều ngược lại, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 94,4% dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam.
Với mức tận dụng ưu đãi nhập khẩu là 15,2% cùng với tỉ trọng nhập khẩu thấp, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP không tác động nhiều đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa cùng như hoạt động thủ từ thuế nhập khẩu.
Đối với 3 vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man, hiện chưa phát sinh kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam.
- Việc thực hiện các quy định liên quan đến hiệu lực trở về trước nhằm đảm bảo thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên của doanh nghiệp.
5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Để kịp thời hoàn tất toàn bộ quá trình nội luật hóa của Việt Nam đối với cam kết thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tại CPTPP cho đầy đủ các nước thành viên CPTPP, kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP để bổ sung quy định áp dụng đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
III. Ý KIẾN THAM VẤN
Ngày / /2024, Bộ Tài chính đã có công văn số /BTC-HTQT gửi dự thảo Nghị định xin ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội liên quan. Tính đến nay, Bộ Tài chính nhận được XX công văn tham gia ý kiến gồm XX văn bản trả lời của các Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, XX công văn tham gia ý kiến của đại diện các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo cụ thể nội dung về tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia.
IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
DỰ THẢO 2 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2024/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30
tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi,
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027
đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP
__________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019:
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Để thực hiện Nghị quyết số 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan ngày 12 tháng 11 năm 2018;
Để thực hiện Nghị quyết số 133/2024/QH15 phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ngày 25 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP
1. Bổ sung khoản 4d vào sau khoản 4 Điều 4 như sau:
“4d. Thuế suất áp dụng cho Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2024 - 2027 quy định tại Phụ lục I:
a) Từ ngày tháng năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 tại cột có ký hiệu “(IV)”.
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 tại cột có ký hiệu “(V)”.
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026 tại cột có ký hiệu “(VI)”.
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đến ngày 31 tháng 12 năm 2027 tại cột có ký hiệu “(VII)”.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 4 như sau:
“a) Được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định CPTPP, bao gồm: Ô-xtrây-li-a; Ca-na-đa; Nhật Bản; Liên bang Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Cộng hòa Xinh-ga-po; Cộng hòa Pê-ru, Ma-lay-xi-a, Cộng hòa Chi Lê, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).”
3. Bổ sung khoản 6d khoản 6 Điều 5 như sau:
“6d. Thuế suất áp dụng cho Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2024 - 2027 quy định tại Phụ lục II:
a) Từ ngày tháng năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 tại cột có ký hiệu “(IV)”.
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 tại cột có ký hiệu “(V)”.
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026 tại cột có ký hiệu “(VI)”.
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đến ngày 31 tháng 12 năm 2027 tại cột có ký hiệu “(VII)”.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 Điều 5 như sau:
“b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP, bao gồm: Ô-xtrây-li-a; Ca-na-đa; Nhật Bản; Liên bang Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Cộng hòa Xinh-ga-po; Cộng hòa Pê-ru, Ma-lay-xi-a, Cộng hòa Chi Lê, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man).”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Trường hợp 1: Nghị định có hiệu lực thi hành cùng thời điểm có hiệu lực với Nghị định thư
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ........ tháng ............. năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027
Trường hợp 2: Nghị định có hiệu lực thi hành sau thời điểm có hiệu lực với Nghị định thư
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ........ tháng ............. năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027
2. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bao gồm cả 3 vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Địa hạt Gu-en-xi, Địa hạt Giơ-xy và Đảo Man) đăng ký từ ngày tháng năm 2024 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này, Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).KN | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 6543/VPCP-KTTH V/v xây dựng Nghị định của Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 9151/BTC-HTQT ngày 28 tháng 8 năm 2024 về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc có ý kiến như sau:
Đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ theo đề xuất của Bộ Tài chính tại văn bản nêu trên. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 năm 2024.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tài chính biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - TTgCP, PTTg Hồ Đức Phớc (để b/c); - Bộ Tài chính; - VPCP BTCN.PCN Mai Thị Thu Vân, các Vụ: PL, TH; - Lưu: VT, KITH (2)Tr. | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân |
-
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 5631/BCT-ĐB V/v làm rõ một số nội dung về thực thi cam kết thuế quan đối với UK theo CPTPP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Hợp tác quốc tế)
Trả lời công văn số 6684/BTC-HTQT ngày 27 tháng 6 năm 2024 của quý Bộ về việc làm rõ một số nội dung về thực thi cam kết thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) theo Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Về lộ trình thuế áp dụng đối với UK
Quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định thư nêu rõ: Các nước CPTPP sẽ áp dụng thuế ưu đãi CPTPP cho Vương quốc Anh theo cơ chế cắt ngang lộ trình tính từ thời điểm Hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Các nước cũng không có nghĩa vụ phải áp dụng hồi tố các cam kết về ưu đãi thuế quan và hạn ngạch thuế quan theo CPTPP cho hàng hóa của UK được nhập khẩu vào nước mình trước thời điểm Nghị định thư có hiệu lực.
Như vậy, trong trường hợp Nghị định thư gia nhập CPTPP của UK có hiệu lực đối với Việt Nam trong năm 2024, Việt Nam sẽ dành cho UK mức thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ở năm 7 trong biểu cam kết thuế của mình. Việt Nam cũng không phải áp dụng hồi tố các cam kết về ưu đãi thuế quan và hạn ngạch thuế quan theo CPTPP cho hàng hóa nhập khẩu từ UK trước thời điểm Nghị định thư có hiệu lực đối với Việt Nam.
2. Về vùng lãnh thổ hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Trong Nghị định thư gia nhập CPTPP của UK, phạm vi địa lý áp dụng được quy định tại các khoản 2 đến 10 của Điều 2 (Các điều khoản liên quan đến Chương 1). Theo đó, đối với Vương quốc Anh, CPTPP cũng sẽ áp dụng cho các vùng lãnh thổ sau đây mà UK chịu trách nhiệm trong quan hệ quốc tế và là một phần lãnh thổ hải quan của Vương quốc Anh: địa hạt Guernsey, địa hạt Jersey và đảo Man (bao gồm vùng trời và lãnh hải tiếp giáp), ngoại trừ đối với các Chương sau của CPTPP: Chương 9 Đầu tư, Chương 10 Thương mại Dịch vụ xuyên biên giới, Chương 11 Dịch vụ Tài chính, Chương 12 Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh, Chương 13 Viễn thông, Chương 14 Thương mại điện tử, Chương 15 Mua sắm Chính phủ, Chương 18 Sở hữu trí tuệ.
Quy định trên được xây dựng theo cách tiếp cận chọn bỏ, liệt kê các Chương của CPTPP không áp dụng đối với 3 vùng lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Anh là địa hạt Guernsey, địa hạt Jersey và đảo Man. Như vậy, Chương 2 Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa không được liệt kê trong danh sách loại trừ tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định thư nên sẽ được áp dụng cho 3 vùng lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Anh nêu trên.
3. Về dự kiến thời điểm có hiệu lực của Nghị định thư
Cho đến nay, đã có UK và 5 thành viên CPTPP gồm Xinh-ga-po, Nhật Bản, Chi-lê, Niu Di-lân và Việt Nam (Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm thông báo cho Sứ quán Niu Di-lân tại Việt Nam vào ngày 26/7/2024) hoàn tất thủ tục phê chuẩn Nghị định thư gia nhập CPTPP. Một số nước CPTPP còn lại cho biết cũng đang tiến hành các thủ tục trong nước để sớm hoàn tất việc phê chuẩn và thông báo chính thức cho nước lưu chiếu Hiệp định (Niu Di-lân).
Như vậy, căn cứ vào tình hình trên và Điều 21 Nghị định thư, nếu đến ngày 16/10/2024 (15 tháng kể từ ngày ký Nghị định thư) có đủ UK và 6 thành viên CPTPP hoàn tất thủ tục phê chuẩn và thông báo thì Nghị định thư sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày 16/10/2024.
Theo quy định tại Điều 76 Luật Điều ước quốc tế 2016, Bộ Công Thương sẽ chủ trì xây dựng kế hoạch của Chính phủ về thực hiện Nghị định thư trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao về việc Nghị định thư chính thức có hiệu lực.
Trên đây là ý kiến của Bộ Công Thương gửi quý Bộ tham khảo, nắm thông tin./.
Nơi nhận: - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân (để b/c); - Vụ trưởng (để b/c); - Lưu VT, ĐB (tiennn). | TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN PHÓ VỤ TRƯỞNG
Ngô Chung Khanh |