Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Điều kiện, thủ tục ủy quyền quyết toán thuế TNCN trong CTCP

Theo quy định hiện hành, chỉ những cá nhân đủ điều kiện mới được ủy quyền quyết toán thuế TNCN trong CTCP. Vậy điều kiện, hồ sơ để thực hiện việc này là gì?

 

1. Điều kiện để cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?

Theo Điểm d.2 Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục I.3 Công văn 883/TCT-DNNCN, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế TNCN khi:

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới;

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

uy quyen quyet toan thue tncn trong ctcp
Điều kiện để cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN trong CTCP (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn ủy quyền quyết toán thuế TNCN trong CTCP

Việc ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế TNCN rất đơn giản. Theo nội dung Điểm c, Khoản 1.1, Điều 1, Mục IV Công văn 883/TCT-DNNCN, người lao động chỉ cần lập Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân và gửi cho kế toán doanh nghiệp lưu giữ trước thời điểm tiến hành quyết toán thuế.

*Lưu ý:

Đối với doanh nghiệp đã quyết toán thuế cho cá nhân trước khi phát hiện ra người đó thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế thì công ty không cần điều chỉnh lại quyết toán thuế mà chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung như sau: “Công ty … đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Phụ lục …” để cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

3. Thời hạn công ty tiến hành quyết toán thuế TNCN

Cá nhân đáp ứng được các điều kiện nêu tại Mục 1 đã ủy quyền việc quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp thì đồng nghĩa, thời hạn quyết toán áp dụng theo thời hạn quyết toán năm đối với doanh nghiệp đó.

Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm (tức là ngày 31/3), doanh nghiệp phải tiến hành quyết toán thuế TNCN cho người lao động đủ điều kiện ủy quyền.

Trong trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Trên đây là nội dung thủ tục ủy quyền quyết toán thuế TNCN trong CTCP. Nếu còn thắc mắc, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và giải đáp chi tiết, cụ thể hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật