Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí môn bài 2020

Hàng năm thì doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định chính sách miễn lệ phí môn bài cho một số trường hợp.


7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Doanh thu đối với cá nhân kinh doanh tính thuế theo phương pháp khoán

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, doanh thu được tính như sau:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xem thêmLệ phí môn bài: Đối tượng, mức thu, hạn nộp mới nhất

2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.

* Thế nào là không có địa điểm kinh doanh cố định?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, không có địa điểm kinh doanh cố định là việc cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh mà không có nơi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi,...

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

* Thế nào là kinh doanh không thường xuyên?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh.

Đối tượng nào được miễn lệ phí môn bài 2020? (Ảnh minh họa)

3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

>> Mức nộp và hạn nộp lệ phí môn bài 2020

Khắc Niệm

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu quy chế công tác phí trong doanh nghiệp

Việc xác định các mức, chính sách đối với người lao động khi đi công tác là nội dung quan trọng trong các doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin tham khảo về mẫu quy chế công tác phí trong doanh nghiệp.

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán: