Tài sản cố định không sử dụng có được trích khấu hao?

Chi phí khấu hao tài sản có thể được trừ khi tính thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản cố định không sử dụng có được trích khấu hao và có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không hãy tìm hiểu theo quy định dưới đây.

Tài sản cố định là gì?

- Tài sản cố định là tất cả những tư liệu sản xuất dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng trên 01 năm hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh (có thể 01 chu kỳ sản xuất, kinh doanh nếu chu kỳ kinh doanh bằng hoặc lâu hơn 01 năm). Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định được quy định như sau:

+ Tài sản cố định là tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được và phải thỏa mãi 03 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

Điều kiện 2: Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

Điều kiện 3: Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

+ Tài sản cố định vô hình là mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả 03 tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình.

Ví dụ: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền khai thác khoáng sản, cơ sở dữ liệu...

Tài sản cố định không sử dụng có được trích khấu hao

Tài sản cố định không sử dụng có được trích khấu hao? (Ảnh minh họa)

Tài sản cố định chưa sử dụng phải trích khấu hao

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC (bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC) thì tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:

- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê tài chính).

- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp.

Trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.

- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Lưu ý: Các tài sản cố định loại 6 (các loại tài sản cố định khác như: Tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật) không phải trích khấu hao, chỉ mở số chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Như vậy, tài sản cố định chưa sử dụng hay đã sử dụng đều phải trích khấu hao.

Chi phí khấu hao tài sản chưa sử dụng có được trừ thuế?

Theo khoản điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được tính là chi phí được trừ.

Như vậy, chi phí khấu hao tài sản cố định mà không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không được trừ khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là quy định về khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Để biết thêm quy định về thuế phải nộp khi sản xuất, kinh doanh hãy xem tại chuyên mục Thuế - Phí của LuatVietnam.

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.