Hướng dẫn cách phân biệt phí và lệ phí

Phí và lệ phí là khái niệm dễ nhầm lẫn không chỉ với người dân mà còn dễ nhầm lẫn với không ít người học luật. Dưới đây là những điểm phân biệt giữa phí và lệ phí mới nhất.

Bảng phân biệt phí và lệ phí

Tiêu chí

Phí

Lệ phí

Khái niệm

- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này (Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015).

- Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này (Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015).

Khi nào phải nộp phí, lệ phí

- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp.

Ví dụ: Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phí sát hạch lái xe, phí thăm quan…

- Tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Ví dụ: Lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ…

Mục đích

- Nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

- Không dùng để bù đắp chi phí.

Nguyên tắc xác định mức thu

- Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu

- Cơ quan nhà nước;

- Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

- Cơ quan nhà nước.

Thu - nộp

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

- Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.


>> Luật Phí và lệ phí: 7 điểm cần biết trong năm 2019

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục