Khi nào được miễn thuế, lệ phí khi sang tên Sổ đỏ?

Khi chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế nhà, đất thì phải nộp thuế, lệ phí. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định một số trường hợp được miễn thuế, lệ phí khi sang tên Sổ đỏ.


1. Thuế, lệ phí khi sang tên Sổ đỏ

Tiền phải nộp

Mức nộp

Chuyển nhượng

Tặng cho

Thuế TNCN

2%

x

Giá chuyển nhượng

10%

x

Giá trị QSDĐ *

Lệ phí trước bạ

0.5%

x

(Giá đất x Diện tích)

0.5%

x

(Giá đất x Diện tích)

Lệ phí địa chính

Do từng tỉnh quy định

Lưu ý:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho quyền sử dụng đất được xác định là phần giá trị quyền sử dụng đất vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị quyền sử dụng đất để tính thuế là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.

Ví dụ: Anh A được ông B (không thuộc trường hợp được miễn thuế) tặng cho 01 thửa đất có giá theo Bảng giá đất là 01 tỷ đồng, thì thu nhập tính thuế là 990 triệu đồng => số thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 99 triệu đồng (10% x 990 triệu đồng).

- Giá đất tính lệ phí trước bạ là giá đất được quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.

- Người nộp thuế thu nhập cá nhân là người có thu nhập (chuyển nhượng là người bán, tặng cho là người nhận tặng cho). Tuy nhiên, các bên được phép thỏa thuận về người nộp.


2. Những trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân

* Áp dụng khi sang tên Sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Trường hợp được miễn thuế:

Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC), thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa những người sau đây thì được miễn thuế thu nhập cá nhân (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai), cụ thể là giữa:

- Vợ với chồng;

- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

- Bố vợ, mẹ vợ với con rể;

- Ông nội, bà nội với cháu nội;

- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

- Anh chị em ruột với nhau.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC còn quy định: “Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”. Trong trường hợp này dù có chuyển nhượng cho người khác không có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng như trên thì vẫn được miễn thuế thu nhập cá nhân.

miễn thuế lệ phí khi sang tên Sổ đỏ

Toàn bộ trường hợp được miễn thuế, lệ phí khi sang tên Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

3. Miễn lệ phí trước bạ khi sang tên Sổ đỏ

* Khi chuyển nhượng nhà đất: Không được miễn.

* Khi thừa kế, tặng cho nhà, đất

Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa những người sau thì được miễn lệ phí trước bạ:

- Vợ với chồng;

- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

- Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

- Ông nội, bà nội với cháu nội;

- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

- Anh, chị, em ruột với nhau.

Trên đây là toàn bộ trường hợp được miễn thuế lệ phí khi sang tên Sổ đỏ, qua đó có thể thấy đối tượng được miễn là người có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), huyết thống (cha mẹ đẻ với con đẻ…) hoặc nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi). Ngoài ra còn có cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể và trường hợp chuyển nhượng nhà, đất nếu đó là nhà, đất ở duy nhất.

>> Thủ tục mua bán đất đai 2019: Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.