7 lưu ý quan trọng về án phí, lệ phí Tòa án theo Nghị quyết 326

Ngày 30/12/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án. Sau đây là 07 lưu ý quan trọng theo Nghị quyết này.

Căn cứ:

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (gọi tắt là Nghị quyết)

Luật Phí và lệ phí 2015

Pháp lệnh Án phí, lệ phí Toà án 2009 (gọi tắt là Pháp lệnh)

Luật Người cao tuổi 2009

Bộ luật Dân sự 2015


1. Án phí, lệ phí Tòa án là gì?

Án phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả cho Tòa án để bù đắp các chi phí mà cơ quan này đã chi khi ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Lệ phí Tòa án là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được Tòa án chấp nhận yêu cầu giải quyết.

Trong đó, án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm trong lĩnh vực hình sự và hành chính; Án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Lệ phí Tòa án gồm 09 loại:

- Giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

- Công nhận hoặc không công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài;

- Giải quyết yêu cầu về tranh chấp của Trọng tài thương mại Việt Nam;

- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

- Bắt giữ tàu biển, tàu bay;

- Thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, ủy thác tư pháp ra nước ngoài;

- Cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa: Chứng cứ trong hồ sơ vụ việc, cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa…

Xem thêm: Phân biệt án phí và lệ phí


2. Cách tính án phí theo quy định của Nghị quyết 326

Mức án phí cụ thể được quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị quyết này. Theo đó, án phí gồm 02 loại:

- Được áp dụng cố định mức tiền: Án phí hình sự, hành chính, dân sự sơ thẩm không có giá ngạch, dân sự phúc thẩm.

- Tính theo % giá trị tranh chấp hoặc tài sản tranh chấp.

Đặc biệt, nếu giải quyết vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính theo thủ tục rút gọn thì mức án phí chỉ được tính bằng 50% so với bình thường.

Ngoài ra, mức tính tạm ứng án phí cũng được tính dựa theo giá tài sản. Trong đó, giá tại sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định được ưu tiên đầu tiên trong việc làm cơ sở để tạm thu án phí.

Những căn cứ khác cũng được dựa vào để tính mức thu tạm ứng theo thứ tự do: Doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp, giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ vụ án, giá thị trường tại thời gian và địa điểm xác định giá tài sản…

07 lưu ý quan trọng theo Nghị quyết 326 về án phí, lệ phí (Ảnh minh họa)

3. Án phí, lệ phí Tòa án tăng từ 01/01/2017

Ngoài án phí sơ thẩm và phúc thẩm trong lĩnh vực hình sự vẫn giữ nguyên so với trước đây thì bắt đầu từ 01/01/2017, mức án phí đều tăng hơn nhiều. Cụ thể:

STT

Tiêu chí

Án phí Tòa án theo Pháp lệnh

Án phí Tòa án theo Nghị quyết

Án phí dân sự sơ thẩm

1

Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

200.000 đồng

300.000 đồng

2

Tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

02 triệu đồng

03 triệu đồng

Án phí dân sự phúc thẩm

1

Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

200.000 đồng

300.000 đồng

2

Tranh chấp kinh doanh, thương mại

02 triệu đồng

Án phí hành chính

1

Sơ thẩm

200.000 đồng

300.000 đồng

2

Phúc thẩm

200.000 đồng

300.000 đồng

Từ bảng trên, có thể thấy, so với Pháp lệnh, Nghị quyết này đã có sự thay đổi rõ rệt về mức án phí. Đặc biệt, án phí dân sự phúc thẩm đã được phân biệt thành 02 loại:

- Tranh chấp kinh doanh, thương mại

- Tranh chấp hôn nhân và gia đình, lao động

Ngoài ra, Nghị quyết này có bổ sung thêm lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài với mức là 200.000 đồng và cũng tăng các mức tính lệ phí Tòa án khác.

Cá biệt, mức thu lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam giảm từ 05 triệu đồng xuống 01 triệu đồng.

Xem thêm: Án phí 2018 - Nộp bao nhiêu là đủ?

4. Thêm nhiều đối tượng không phải nộp án phí, lệ phí

HIện nay, Nghị quyết 326 đã bổ sung thêm 03 trường hợp không phải nộp án phí và 04 trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án.

03 trường hợp không phải nộp án phí

- Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay;

- Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

04 trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án

Tương tự, ngoài những khoản lệ phí như yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công, yêu cầu mở thủ tục phá sản, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật,… thì hiện nay đã bổ sung thêm 04 trường hợp nữa không phải nộp lệ phí:

- Thay đổi người trực tiếp nuôi con;

- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ;

- Cơ quan Nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;

Thêm nhiều đối tượng không phải nộp án phí, lệ phí (Ảnh minh họa)

5. Người cao tuổi được miễn nộp án phí, lệ phí

Miễn nộp án phí, lệ phí là trường hợp những người theo quy định phải nộp án phí, lệ phí nhưng do hoàn cảnh, điều kiện và do chính sách nhân đạo của Nhà nước mà không đủ khả năng thực hiện nên được miễn.

Trong đó, người cao tuổi là một trong các đối tượng này. Bởi theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động và là đối tượng cần được xã hội giúp đỡ.

Trước đây chỉ có cá nhân, hộ gia đình thuộc hộ nghèo mới được miễn nộp án phí. Bắt đầu từ 01/01/2017 ngoài bổ sung thêm người cao tuổi thì luật còn thêm 09 đối tượng được miễn nộp án phí nữa gồm:

- Trẻ em;

- Người khuyết tật;

- Người có công với cách mạng;

- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ;

(Những trường hợp này cũng được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án).

- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội…

- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;


6. Thay đổi điều kiện để được giảm án phí, lệ phí

Trước đây luật chỉ quy định người có khó khăn về kinh tế đã có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người này cư trú thì được miễn một phần án phí, lệ phí. Hiện nay, điều kiện để được giảm án phí, lệ phí đã có sự thay đổi mới.

Theo đó, chỉ khi có xác nhận một người gặp sự kiện bất khả kháng khiến không đủ tài sản để nộp án phí, lệ phí thì mới được giảm 50% mức đóng án phí, lệ phí theo quy định mà người đó phải nộp.

Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường có 02 loại hay gặp là chiến tranh và thiên tai.

Tuy nhiên, trong 02 trường hợp sau đây, người được giảm án phí, lệ phí phải nộp lại đủ toàn bộ số tiền này:

- Có căn cứ chứng minh điều kiện được giảm án phí, lệ phí không tồn tại;

- Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

Có thể thấy, những thay đổi trên là hợp lý, thể hiện tính nhân văn của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.

Cách viết đơn đề nghị miễn, giảm án phí, lệ phí (Ảnh minh họa)

7. Hướng dẫn đề nghị miễn, giảm án phí, lệ phí

Để được miễn, giảm án phí, lệ phí, các đối tượng được hưởng phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Đơn đề nghị được miễn, giảm án phí, lệ phí;

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm;

- Giấy ủy quyền nộp hộ giấy tờ (nếu có).

Trong đó, nội dung của đơn đề nghị phải có ngày, tháng, năm làm đơn, họ tên, địa chỉ của người làm đơn và lý do, căn cứ đề nghị miễn, giảm án phí, lệ phí.

Nộp kèm theo đơn là tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân thuộc đối tượng được miễn, giảm.

Khi đó, trước khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ xem xét đơn đề nghị này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ đơn và chứng cứ, Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản trường hợp có miễn, giảm án phí, lệ phí không. Nếu không thì sẽ nêu rõ lý do.

Đến tại phiên tòa xét xử, khi ra bản án, quyết định về vụ án, Hội đồng xét xử sẽ xét miễn, giảm án phí theo yêu cầu. Nếu không được miễn, giảm án phí, lệ phí thì khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người có nghĩa vụ phải hoàn thành việc nộp tiền.

Ngoài ra, trước đó, trong thời gian nhận được thông báo của Tòa án, người có nghĩa vụ phải nộp án phí trong thời hạn:

- Án phí dân sự: 07 ngày làm việc;

- Án phí hành chính: 10 ngày làm việc;

- Lệ phí Tòa án: 05 ngày làm việc.

Ngoài ra, nếu độc giả muốn xem chi tiết các loại án phí, lệ phí Tòa án về từng vụ việc, vụ án cụ thể, có thể tải danh sách dưới đây.

>> Luật Phí và lệ phí: 7 điểm cần biết trong năm 2019

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục