1. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ: Điểm đ khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể:
Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính”.
Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó”.
Theo đó, hạn cuối cùng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 là ngày 30/3/2020.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2019
2.1. Căn cứ tính thuế
* Căn cứ pháp lý:
- Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC.
* Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
(1) Thuế TNDN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất |
Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:
(2) |
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
( |
Thu nhập được miễn thuế |
+ |
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
) |
Trong đó:
(3) |
Thu nhập chịu thuế |
= |
( |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
) |
+ |
Các khoản thu nhập khác |
* Các bước tính số thuế phải nộp
Bước 1: Xác định doanh thu.
Bước 2: Xác định chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác (nếu có).
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3).
Bước 4: Xác định thu nhập được miễn thuế.
Bước 5: Xác định các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có).
Bước 6: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2).
Bước 7: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo công thức (1).
Quy định về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
2.2. Doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Chỉ tiêu hóa đơn giá trị gia tăng |
|
Giá bán: |
100.000 đồng. |
Thuế GTGT (10%): |
10.000 đồng. |
Giá thanh toán: |
110.000 đồng. |
Kết luận: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng. |
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.
Xem chi tiết tại: Xác định doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3. Các khoản chi được trừ và không được trừ
* Các khoản chi được trừ
Theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
* Các khoản chi không được trừ
Xem tại: 37 khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2.4. Thu nhập được miễn thuế
Xem tại: 12 trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
2.5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Xem thêm: Mức thuế suất ưu đãi mới nhất.
3. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ quyết toán như sau:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN.
- Báo cáo tài chính năm.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành (nếu có), như:
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như: Mẫu số 03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN, mẫu số 03-3C/TNDN,...
Một số trường hợp cần lưu ý:
- Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm thì theo mẫu số 04/TNDN.
Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên thì kê khai theo từng lần phát sinh chứ không kê khai quyết toán theo năm.
- Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác với nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
4. Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Lưu ý:
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
- Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
- Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trên đây là quy định về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán các doanh nghiệp căn cứ vào quy định trên để khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai.
>> Niên giám thuế 2020: Toàn bộ lịch nộp Tờ khai thuế năm 2020
Khắc Niệm