Hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200

Hoạt động kế toán là căn cứ tính thuế, lệ phí và phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200.

1 - Thông tư 200 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp?

Thông tư 200/2014/TT-BTC là thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế (Điều 1)

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017 khi Thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp vừa và nhỏ (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) sẽ ưu tiên áp dụng theo quy định của Thông tư 133.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200 nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

- Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 200 thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

2 - Tài khoản kế toán

2.1. Định nghĩa tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là phương tiện để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.

2.2. Phân loại tài khoản kế toán

Theo Phụ lục 01 đính kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC thì tài khoản kế toán được phân theo loại tài khoản cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên việc phân loại này rất khó nhớ. LuatVietnam sẽ phân loại theo tính chất của tài khoản cho dễ nhớ như sau:

STT

Đầu số tài khoản

Loại tài khoản

1

Tài khoản đầu 1 và 2

Tài khoản “Tài sản

Tài khoản đầu 1: Tài khoản tài sản ngắn hạn

Tài khoản đầu 2: Tài khoản tài sản dài dạn

2

Tài khoản đầu 3

Tài khoản “Nợ phải trả

3

Tài khoản đầu 4

Tài khoản “Vốn chủ sở hữu

4

Tài khoản đầu 5, 7

Tài khoản “Doanh thu”

5

Tài khoản đầu 6, 8

Tài khoản “Chi phí

6

Tài khoản đầu 9

Tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”.

Cuối kỳ thì sẽ hạch toán toàn bộ chi phí và doanh thu vào tài khoản này.

3 - Danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp

Theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC, danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp được quy định như sau:

Số

Số hiệu tài khoản

TT

Cấp 1

Cấp 2

TÊN TÀI KHOẢN

1

2

3

4

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

01

111

Tiền mặt

1111

Tiền Việt Nam

1112

Ngoại tệ

1113

Vàng tiền tệ

02

112

Tiền gửi Ngân hàng

1121

Tiền Việt Nam

1122

Ngoại tệ

1123

Vàng tiền tệ

03

113

Tiền đang chuyển

1131

Tiền Việt Nam

1132

Ngoại tệ

04

121

Chứng khoán kinh doanh

1211

Cổ phiếu

1212

Trái phiếu

1218

Chứng khoán và công cụ tài chính khác

05

128

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

1281

Tiền gửi có kỳ hạn

1282

Trái phiếu

1283

Cho vay

1288

Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

06

131

Phải thu của khách hàng

07

133

Thuế GTGT được khấu trừ

1331

1332

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

08

136

Phải thu nội bộ

1361

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1362

Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

1363

Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

1368

Phải thu nội bộ khác

1

2

3

4

09

138

Phải thu khác

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

1385

Phải thu về cổ phần hoá

1388

Phải thu khác

10

141

Tạm ứng

11

151

Hàng mua đang đi đường

12

152

Nguyên liệu, vật liệu

13

153

1531

1532

1533

1534

Công cụ, dụng cụ

Công cụ, dụng cụ

Bao bì luân chuyển

Đồ dùng cho thuê

Thiết bị, phụ tùng thay thế


Xem: Toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán.

4 - Hướng dẫn định khoản các tài khoản kế toán

4.1. Nguyên tắc khi định khoản

- Bên Nợ ghi trước, bên ghi sau.

- Nghiệp vụ biến động tăng ghi một bên, nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên.

- Dòng ghi Nợ phải so le với dòng ghi Có.

- Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có.

- Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.

4.2. Các bước định khoản kế toán

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan.

Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm).

Bước 4: Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có.

Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản.

4.3. Cách sử dụng các tài khoản để định khoản.

- Kết cấu chung của một tài khoản kết toán:

tài khoản kế toán

Mẹo nhớ tài các toàn khi định khoản:

+ Tài khoản đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN.

+ Tài khoản đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN.

Với các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu số: 1, 2, 6, 8.

+ Khi phát sinh tăng: Ghi bên NỢ.

+ Khi phát sinh giảm: Ghi bên CÓ.

Với các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3, 4, 5, 7.

+ Khi phát sinh tăng: Ghi bên CÓ.

+ Khi phát sinh giảm: Ghi bên NỢ.

- Kết cấu nhóm tài khoản:

Kết cấu nhóm tài khoản kế toán

4.4. Quan hệ đối ứng tài khoản

- Tăng một giá trị tài khoản này sẽ làm giảm giá trị tài khoản kia một khoản tương ứng;

- Tăng giá trị nguồn vốn tài khoản này sẽ làm giảm giá trị nguồn vốn của tài khoản kia một giá trị tương ứng;

- Tăng giá trị Tài sản này đồng thời làm tăng giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.

- Giảm giá trị Tài sản này đồng thời sẽ làm giảm giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.

5 - Hướng dẫn lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống các văn bản để đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính, kinh doanh của công ty vào nửa đầu hoặc cuối mỗi một năm tài chính. Đây là công việc thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp.

Theo Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính gồm những thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh danh, lãi, lỗ và chân chia kết quả kinh doanh, các luồng tiền…

Báo cáo tài chính gồm 02 loại là báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

5.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể với từng loại doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước

Trường hợp 1: Báo cáo quý

- Với đơn vị kế toán: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Ví dụ: Báo cáo tài chính quý I thì hạn nộp là 20/4.

- Với công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Trường hợp 2: Báo cáo tài chính năm

- Với đơn vị kế toán: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

- Với công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm (thường là 31/3).

Thứ hai, doanh nghiệp khác thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

- Với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

- Với các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

5.2. Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, khái quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Từ bảng cân đối kế toán có thể khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán gồm:

- Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục.

- Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động không liên tục.

Doanh nghiệp hoạt động liên tục:

Sử dụng Mẫu B01-DN, gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.  Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền; Đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho; Tài sản ngắn hạn khác

- Tài sản dài hạn gồm: Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Nợ phải trả; Nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn; Vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục:

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp loại này là Mẫu B01/CDHĐ - DNKLT ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bảng cân đối kế toán này cũng tương tự như doanh nghiệp hoạt động liên tục ngoại trừ các điểm sau:

- Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.

- Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng.

hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200

Hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200 (Ảnh minh họa)

5.3. Hướng dẫn lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

- Kết quả hoạt động kinh doanh chính.

- Kết quả hoạt động tài chính.

- Hoạt động khác của doanh nghiệp.

Trong đó, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa doanh nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân.

Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 05 cột:

- Các chỉ tiêu báo cáo;

- Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

- Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu;

- Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

- Số liệu của năm trước (để so sánh).

5.4. Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gián tiếp và trực tiếp. Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa vào:

- Bảng cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

- Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”; “Tiền gửi Ngân hàng”; “Tiền đang chuyển”; Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định...

Điều 114 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Mẫu B03-DN.

5.5. Hướng dẫn lập bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận không thể tách rời của báo cáo tài chính, dùng để tường thuật, phân tích chi tiết các thông tin, số liệu được trình bày trong 03 loại báo cáo nêu trên.

Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết để trình bày những thông tin khác với 03 loại trên thì doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị bản thuyết minh. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính là loại tài liệu cần thiết khi lập báo cáo tài chính năm và giữa niên độ. Do đó, bản thuyết minh này cần phải có các nội dung sau đây:

- Thông tin về cơ sở lập, trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được áp dụng

- Các thông tin trọng yếu, bổ sung chưa trình bày trong báo cáo tài chính khác

Đặc biệt, bản thuyết minh phải được trình bày một cách có hệ thống, trung thực, hợp lý và phù hợp với các khoản mục trong các loại báo cáo khác.

6 - Biểu mẫu chứng từ kế toán doanh nghiệp

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán gồm 37 biểu mẫu.

Lưu ý:

- Biểu mẫu này mang tính chất hướng dẫn và doanh nghiệp có thể áp dụng những biểu mẫu này nếu không tự xây dựng và thiết kế mẫu cho riêng mình được.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình nhưng phải đáp úng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Để biết thêm các quy định liên quan đến thuế, phí của doanh nghiệp hãy xem tại chuyên mục Thuế-Phí của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.