Cách xác định nguyên giá tài sản cố định mới nhất

Để tính khấu hao tài sản cần phải xác định được nguyên giá tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Dưới đây là cách xác định nguyên giá tài sản cố định mới nhất.

1. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

Theo Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC mỗi loại tài sản cố định (TSCĐ) có cách xác định nguyên giá riêng, cụ thể:

1.1. TSCĐ hữu hình mua sắm

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) được tính như sau:

Nguyên giá TSCĐ

=

Giá mua thực tế phải trả

+

Các khoản thuế

+

Các chi phí liên quan

Lưu ý:

- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại;

- Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:

+ Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ;

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ;

+ Chi phí nâng cấp;

+ Chi phí lắp đặt, chạy thử;

+ Lệ phí trước bạ;

+ Các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Nếu trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp:

Nguyên giá TSCĐ

=

Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua

+

Các khoản thuế

+

Các chi phí liên quan

Lưu ý: Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

1.2. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi

- Nguyên giá TSCĐ là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ...

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

1.3. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động...).

1.4. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng

- Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

- Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.

1.5. TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

1.6. TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá, chi phí nâng cấp...

1.7. TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định (Ảnh minh họa)

2. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

2.1. TSCĐ vô hình mua sắm

Nguyên giá TSCĐ

=

Giá mua thực tế phải trả

+

Các khoản thuế

+

Các chi phí liên quan

Lưu ý: Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).

2.2. TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

2.3. TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.

- Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.

2.4. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

- Các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

2.5. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

2.6. TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2.7. TSCĐ là các chương trình phần mềm

Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. TSCĐ thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê được xác định theo công thức dưới đây:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

=

Giá trị của tài sản thuê khi bắt đầu thuê tài sản

+

Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan

Trên đây là cách xác định nguyên giá tài sản cố định khi tính khấu hao tài sản, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế: https://zalo.me/g/arporg098
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.