Cách trích khấu hao tài sản theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Chi phí khấu hao tài sản có thể được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tính được mức trích khấu hao có 03 phương pháp tính. Dưới đây là cách trích khấu hao tài sản theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

1- Điều kiện áp dụng

Theo điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

- Điều kiện 1: Là doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

- Điều kiện 2: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Lưu ý:

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.

- Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ.

Cách trích khấu hao tài sản

Cách trích khấu hao tài sản theo phương pháp giảm dần có điều chỉnh (Ảnh minh họa)

2 - Cách trích khấu hao tài sản

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:

- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo hướng dẫn dưới đây.

Xem chi tiết tại: Cách xác định thời gian khấu hao tài sản cố định

Cách tính mức trích khấu hao năm trong những năm đầu:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

- Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

x

Hệ số điều chỉnh

- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1

x 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

- Bảng hệ số điều chỉnh:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm                    ( t ≤ 4 năm)

1,5

Trên 4 năm                   (t > 4 năm)

2,0

Trong những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

Cách tính mức trích khấu hao theo tháng:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

Mức trích khấu hao năm

12 tháng

3 - Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 100 triệu đồng.

- Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 05 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1

x 100

=

20%

05 năm

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần:

Tỷ lệ khấu khao nhanh

=

20%

x

2

=

40%

- Kết quả mức trích khấu hao năm như sau:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

100.000.000

100.000.000 x 40%

40.000.000

3.333.333

40.000.000

2

60.000.000

60.000.000 x 40%

24.000.000

2.000.000

64.000.000

3

36.000.000

36.000.000 x 40%

14.400.000

1.200.000

78.400.000

4

21.600.000

21.600.000 : 2

10.800.000

900.000

89.200.000

5

21.600.000

21.600.000 : 2

10.800.000

900.000

100.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3:

= Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi:

Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại (đầu năm thứ 4) : Số năm sử dụng còn lại.

= (21.600.000 : 2 = 10.800.000).

Vì tại năm thứ 4: Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (21.600.000 x 40%= 8.640.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (21.600.000 : 2 = 10.800.000).

Trên đây là cách trích khấu hao tài sản theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Để biết thêm các quy định về trích khấu hao tài sản hãy xem tại đây.

>> Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

 Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.