Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết thế nào?

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết là vấn đề khiến khá nhiều kế toán băn khoăn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được vấn đề này?

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết

Để xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết cần phải hiểu nợ trung hạn là gì và nợ dài hạn là gì. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định về loại cho vay như sau:

- Cho vay trung hạn: Các khoản vay có thời hạn trên 01 năm - 05 năm.

- Cho vay dài hạn: Các khoản vay có thời hạn trên 05 năm.

Đồng thời, căn cứ tiết g điểm 1.4 khoản 1 Điều 112 Thông tư số 200/2014/TT-BTC, tiết 2.2.2.c điểm 2.2. khoản 2 Điều 81 Thông tư số 133/2016/TT-BTC:

Nợ dài hạn bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết
Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết (Ảnh minh họa)

Theo đó, nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp được xác định như sau:

- Nợ trung hạn: Các khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại trên 01 năm - 05 năm.

- Nợ dài hạn: Các khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại trên 05 năm.

Lưu ý, xác định thời hạn thanh toán còn lại tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Như vậy, các khoản nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết sẽ được xác định căn cứ vào chỉ tiêu 330 (đối với doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) hoặc chỉ tiêu 420 (đối với doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC) trong Báo cáo tài chính.

Ví dụ: Ngày 01/01/2024 có khoản vay có thời hạn là 25 tháng, tính đến thời điểm báo cáo (ngày 31/12/2024), thời hạn thanh toán còn lại là 13 tháng => đây là khoản nợ trung hạn.

Việc xác định đúng giá trị khoản nợ trung và dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các bên liên kết để xác định giao dịch liên kết, do đó, cần phải hiểu và nắm được các quy định này.

Tham gia ngay group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất văn bản về Thuế - Phí – Lệ phí

Vay ngắn hạn ngân hàng có phải giao dịch liên kết không?

Điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

Theo đó, đối với trường hợp này các doanh nghiệp được xác định là có mối quan hệ liên kết nếu đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

1- Khoản vay ≤25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay.

2- Khoản vay >50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 01 năm và dù khoản vay đó có >25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay thì cũng không phải là mối quan hệ liên kết nên không phải là giao dịch liên kết.

Tức là nếu không thỏa mãn cả 02 điều kiện nêu trên thì sẽ không phải là các bên liên kết và đương nhiên giao dịch giữa các doanh nghiệp không phải là bên liên kết thì không phải là giao dịch liên kết.

Trên đây là quy định về xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.