Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: Mặc dù hủy/điều chỉnh/thay thế/không xuất hóa đơn nhưng tất cả nghĩa vụ thuế đều phải ghi nhận tại ngày bán hàng/nghiệm thu, hay nói cách khác là nghĩa vụ thuế vẫn không đổi và phải thực hiện vào đúng ngày 25/8/2024.
Trường hợp mà bạn đề cập thì công ty A sẽ bị phạt vì hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nếu tại thời điểm ra quyết định thanh tra, kiểm tra mà vẫn chưa xuất hóa đơn thì còn bị phạt vì tội bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng chưa lập hóa đơn.
Và trả lời cho câu hỏi trường hợp nhiều công ty hay phải lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế và hủy hóa đơn thì có nằm trong tiêu chí đánh giá rủi ro của cơ quan thuế hay không?
Trong bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của cơ quan thuế, có nhiều tiêu chí định tính và định lượng, mà trong những tiêu chí định tính đó có 01 tiêu chí định tính là nộp hồ sơ khai thuế bổ sung nhiều lần trong 01 khoảng thời gian. Và về cơ bản thì đây vẫn sẽ được xếp vào nhóm rủi ro. Bên cơ quan Thuế sẽ đặt câu hỏi:
Vì sao lại phải xuất hóa đơn điều chỉnh nhiều lần?
Tại sao phải xuất thay thế nhiều lần?
Nguyên nhân có phải là do đang làm sai nhiều lần hay không hay là do đang phục vụ mục đích nào khác?
Việc sai nhiều lần này ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan thuế. Do vậy, việc hủy này có thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế, hóa đơn và sẽ bị xếp vào nhóm phải quản lý chặt chẽ hơn.
Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: Trong trường hợp thực tế có giao dịch mua bán hàng thật, hóa đơn đó nằm trong danh sách của cơ quan điều tra hóa đơn đó là bất hợp pháp thì đương nhiên vẫn phải loại, kể cả thực tế phát sinh.
- Trường hợp chưa có kết luận: Làm cam kết, còn sau này khi nào có kết luận xử lý sau.
- Trường hợp chấp nhận loại: Cần lập tờ khai bổ sung điều chỉnh của kì trước – kì mà đã ghi nhận vào để tính thuế. Ví dụ hóa đơn kê vào T1/2022 thì phải lập tờ khai điều chỉnh, bổ sung vào năm 2022, loại ra và không kê khai, khấu trừ đầu vào hóa đơn đó.
Nếu đã ghi hết chi phí tính thuế năm 2022 thì vẫn phải loại trừ trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: Mua bán hàng có giá trị cao thì phải chia ra 2 trường hợp
- Giao dịch mua hàng đó có hóa đơn đầu vào: Bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt.- Giao dịch đó không có hóa đơn đầu vào: Thực hiện thanh toán bằng tiền mặt không có vấn đề.
Các danh mục hồ sơ hiện nay không có mẫu chung nào cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động căn cứ vào quy trình vận hành thực tế để thu thập hồ sơ phù hợp với quy trình vận hành.
Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: Hóa đơn phát sinh kì nào thì kê khai, khấu trừ VAT ở kì đó. Thực hiện sai nguyên tắc là sẽ bị phạt. Việc ghi nhận chi phí thì phải ghi nhận đúng kì phát sinh chứ không phải đúng kì hóa đơn. Còn VAT thì kê khai theo kì phát sinh hóa đơn.
Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: 01 hóa đơn xuất sai được tính là 01 hành vi xuất sai.
Ông Nguyễn Văn Hải trả lời: Hóa đơn có ngày lập với ngày ký khác nhau vẫn được định nghĩa là hóa đơn hợp lệ. Nhưng việc kê khai thì cần phải lưu ý. Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong trường hợp ngày kí và ngày lập khác nhau thì kê khai theo ngày ký.
Bên bán thì kê khai ngày lập, bên mua thì kê khai theo ngày có đầy đủ các chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn là ngày ký.