Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.
Dưới đây là ghi nhanh về một số nội dung đáng chú ý tại sự kiện:
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Công văn là văn bản áp dụng, không chứa quy tắc xử sự áp dụng chung như văn bản pháp luật. Tuy nhiên, kế toán có thể sử dụng để tham khảo áp dụng cho trường hợp tương tự trong doanh nghiệp của mình, đặc biệt là Công văn của Tổng cục Thuế và Công văn của Cục Thuế của địa phương đó.
Riêng với Công văn của địa phương, cần thận trọng khi tham khảo.
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Khi tiếp cận một văn bản pháp luật, các thông tin cơ bản cần nắm được bao gồm:
- Tên văn bản (Loại văn + số hiệu văn bản + cơ quan ban hành + nội dung trích yếu);
- Ngày ban hành văn bản (thường ở dưới tiêu ngữ, trừ văn bản là Luật);
- Ngày có hiệu lực của văn bản (với Công văn thì ngày có hiệu lực là ngày ban hành)
- Tình trạng hiệu lực của văn bản
- Điều khoản nào đã bị bãi bỏ
- Điều khoản nào đã bị sửa đổi, bổ sung
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Văn bản hết hiệu lực chỉ không còn giá trị áp dụng đối với các hành vi xảy ra tại thời điểm hiện tại. Với hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó còn hiệu lực thì vẫn áp dụng văn bản đó (dù hiện tại văn bản đã hết hiệu lực).
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Những điều khoản cần đặc biệt chú ý khi đọc văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư):
- Đọc điều khoản về Đối tượng áp dụng
- Đọc điều khoản về Phạm vi áp dụng
- Sử dụng Mục lục để xem nhanh nhất nội dung chính
- Đọc hiệu lực thi hành
- Đọc điều khoản chuyển tiếp.
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Công văn thường không thể hiện nội dung chính lên ở tên văn bản, mà chỉ có tên chung chung như “Công văn…. Về chính sách thuế” hoặc “Công văn… về chính sách thuế giá trị gia tăng”, cần đọc những dòng đầu tiên trong Công văn để biết văn bản này quy định về vấn đề gì.
Nội dung tiếp theo thường là căn cứ pháp lý (trích dẫn nguyên văn văn bản) và nội dung cuối cùng là kết luận của cơ quan thuế.
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Kế toán có thể sử dụng công cụ AI để thay thế cho các thao tác lặp đi lặp lại trong nghiệp vụ (các phần mềm kế toán đã và đang tích hợp AI). Đồng thời, kế toán có thể sử dụng công cụ để tra cứu, tìm hiểu thông tin về các quy định pháp luật (ChatGPT, AI Luật)
Chị Vũ Thị Ngọc Lan: Để sử dụng AI Luật – Trợ lý ảo của LuatVietnam hiệu quả, bạn cần:
- Cung cấp thông tin chi tiết, hạn chế hỏi các câu hỏi chung chung
- Nên tạo các cuộc hội thoại riêng biệt khi
- Khi các vấn đề không liên quan đến nhau
- Khi cuộc hội thoại đã quá dài
- Không hỏi những câu mang tính chất giao tiếp thông thường
- Chỉ hỏi các câu hỏi thuộc lĩnh vực mà AI Luật đã được huấn luyện (25 lĩnh vực).
Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về một số nội dung đáng chú ý tại Webinar Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật.