Túi nilong chưa sử dụng hết đóng thuế bảo vệ môi trường thế nào?

Hãy theo dõi bài viết này để nắm được quy định của pháp luật về túi nilong chưa sử dụng hết đóng thuế bảo vệ môi trường như thế nào.

Tại Công văn 11897/BTC-CST, Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế bảo vệ môi đối với túi ni lông không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đóng gói sản phẩm như sau:

Túi nilong chưa sử dụng hết là đối tượng đóng thuế bảo vệ môi trường

- Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định:

"1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường".

- Tại Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP về đối tượng chịu thuế như sau:

"3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:

a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;

b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;

c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói".

- Tại điểm a2 điểm b2 Điều 1 Thông tư 159/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:

"a2)…

Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử dụng để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.


b2) Đối với bao bì nhập khẩu thì người nhập khẩu bao bì phải cung cấp cho cơ quan hải quan khi nhập khẩu: Hồ sơ hải quan bao bì nhập khẩu theo quy định. Người nhập khẩu tự khai báo, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nội dung khai báo nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm hoặc để bán trực tiếp cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm…".

Căn cứ các quy định trên, trường hợp túi ni lông mà người nhập khẩu đã có khai báo về việc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì:

Người nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Riêng túi ni lông nằm trong tỉ lệ hao hụt đã đăng ký hoặc không đăng ký định mức với cơ quan hải quan như bị rách, thủng, nhàu nát… trong quá trình sản xuất - không phân biệt là sau đó số lượng túi ni lông này được bán, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, tiêu hủy thì được xác định là số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết.

Túi nilong chưa sử dụng hết đóng thuế bảo vệ môi trường thế nào?
Túi nilong chưa sử dụng hết đóng thuế bảo vệ môi trường thế nào?

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông chưa sử dụng hết

Điểm 1.3 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định về khai thuế bảo vệ môi trường như sau:

"a) Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán).
Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với việc khai thuế và nộp thuế nhập khẩu, trừ mặt hàng xăng dầu nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp này là thời hạn nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành".

Như vậy, việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên được thực hiện như sau:

- Trường hợp túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công để xuất khẩu: Người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan hải quan.

Thời điểm kê khai, nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 117/2011/TT-BTCThông tư 194/2010/TT-BTC.

- Trường hợp túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh:

Người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng túi ni lông nhập khẩu không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đồng thời gửi kèm bản chụp hồ sơ nhập khẩu tới cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính để xử lý theo quy định.

Người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là thông tin về: Túi nilong chưa sử dụng hết đóng thuế bảo vệ môi trường thế nào?

Để cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất về sức khỏe - an toàn - môi trường, vui lòng tham gia Group VBPL - HSE của LuatVietnam.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.