Trường hợp nào phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế

Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ như sau:

- Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Trường hợp nào phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?
Trường hợp nào phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?

Trường hợp sử dụng biên lai đặt in, tự in

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 123/2020, trường hợp báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in thực hiện như sau:

-  Hàng quý, tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý sử dụng biên lai.

- Báo cáo tình hình sử dụng biên lai gồm các nội dung sau:

  • Tên đơn vị, mã số thuế (nếu có), địa chỉ;

  • Tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai;

  • Số tồn đầu kỳ, mua phát hành trong kỳ; số sử dụng, xoá bỏ, mất, hủy trong kỳ;

  • Tồn cuối kỳ gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp trong kỳ không sử dụng biên lai, tại Báo cáo sử dụng biên lai ghi số lượng biên lai sử dụng bằng không (=0).

  • Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết biên lai, đã báo cáo tình hình sử dụng biên lai kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không thông báo phát hành biên lai thu tiền phí, lệ phí, không sử dụng biên lai thì tổ chức thu phí, lệ phí không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thi tổ chức thu phí, lệ phí vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo Mẫu số BC26/BLĐT hoặc Mẫu số BC26/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123.

Tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai khi giải thể, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí, lệ phí.

Trên đây là thông tin về: Trường hợp nào phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn? Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo VBPL - Thuế, Kế toán của LuatVietnam và nhận thông báo hằng ngày.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Trong bối cảnh giá cả leo thang và chi phí sinh hoạt tăng cao, việc hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm vững kiến thức này có thể giúp bạn tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm mà không cần làm thêm giờ.

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Trong bối cảnh giá cả leo thang và chi phí sinh hoạt tăng cao, việc hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm vững kiến thức này có thể giúp bạn tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm mà không cần làm thêm giờ.