Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Theo quy định pháp luật, mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ/cá nhân kinh doanh sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong một số trường hợp nhất định. Vậy trong trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

1. Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, trong các trường hợp sau đây, người nộp thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cụ thể bao gồm:

- Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng lúc đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã/đăng ký kinh doanh thì mã số thuế bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Người nộp thuế chấm dứt hoạt động kinh doanh/giải thể/phá sản.

  • Bị cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

  • Bị chia tách/hợp nhất/sáp nhập.

- Đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì mã số thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu thuộc một trong các trường hợp được nêu dưới đây:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh hay không còn phát sinh bất kỳ nghĩa vụ thuế nào với tổ chức không kinh doanh.

  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép có giá trị tương đương.

  • Bị chia tách/hợp nhất/sáp nhập.

  • Bị cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ nơi đã đăng ký.

  • Nhà thầu nước ngoài khi đã kết thúc hợp đồng.

  • Nhà thầu hoặc nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc khi đã chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi khi tham gia hợp đồng dầu khí cho người khác.

  • Cá nhân chết/mất tích/mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

2. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải tuân theo nguyên tắc nào?

Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải tuân theo nguyên tắc nào? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải tuân theo các nguyên tắc nhất định, cụ thể như sau:

- Mã số thuế không được sử dụng kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo chấm dứt hiệu lực trong các giao dịch về kinh tế.

- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực thì không được sử dụng lại, trừ trường hợp được khôi phục mã số thuế theo quy định pháp luật.

- Mã số thuế của hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh khi bị chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh đó vẫn không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân này.

- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức khác hay cá nhân bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế nộp thay.

- Người nộp thuế là đơn vị chủ quan bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc cũng sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

3. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm có:

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, sử dụng theo mẫu số 24/ĐK-TCT được ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Các giấy tờ khác liên quan tuỳ theo từng trường hợp.

Cụ thể các giấy tờ có liên quan nêu trên được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

- Đối với tổ chức kinh tế và tổ chức khác nêu tại điểm a, b, c, d, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC:

  • Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ bao gồm một trong các giấy tờ: Quyết định chia, quyết định giải thể, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan thẩm quyền, thông báo chấm dứt hoạt động, quyết định chuyển đổi (bản sao).

Nếu đơn vị chủ quan có các đơn vị phụ thuộc được cấp mã số thuế 13 số thì đơn vị chủ quản còn phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi đến đơn vị phụ thuộc yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện chấm dứt hiệu lực của mã số thuế trước khi đơn vị chủ quan thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Nếu đơn vị phụ thuộc chấm dứt hiệu lực của mã số thuế nhưng không có khả năng có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế thì đơn vị chủ quản phải có văn bản cam kết về việc chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ các nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc gửi cho cơ quan thuế có thẩm quyền, đồng thời cũng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế cho đơn vị phụ thuộc sau khi mã số thuế của đơn vị phụ thuộc bị chấm dứt.

  • Đối với đơn vị phụ thuộc, hồ sơ bao gồm một trong các giấy tờ: Quyết định/thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc (bản sao), và Quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (bản sao).

- Đối với các nhà thầu/nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng dầu khí hay Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện cho nước chủ nhà nhận phần lãi được chia có được từ các hợp đồng dầu khi; nhà thầu/nhà thầu phụ nước ngoài thì hồ sơ gồm có: Bản thanh lý hợp đồng/Văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp khi tham gia vào hợp đồng dầu khí đối với nhà thầu tham gia hợp đồng (bản sao).

- Đối với hộ/cá nhân kinh doanh, địa điểm kinh doanh của các hộ/cá nhân kinh doanh thì hồ sơ là: Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có) (bản sao).

Trên đây là những thông tin về Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục