Hướng dẫn tra cứu ngày cấp mã số thuế nhanh nhất

Hiện nay rất nhiều hợp đồng, thủ tục hành chính có yêu cầu cung cấp ngày nộp thuế để xác minh thông tin, tuy nhiên không phải ai cũng nhớ ngay để điền. Với cách làm sau, cá nhân, doanh nghiệp sẽ chỉ mất vài phút để tra cứu ngày cấp mã số thuế.

1. Cách tra cứu ngày cấp mã số thuế cá nhân

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Chọn mục Thông tin về người nộp thuế TNCN

tra cuu ngay cap ma so thue

Bước 2: Lần lượt điền đầy đủ và chính xác thông tin về mã số thuế hoặc số Chứng minh thư/Căn cước công dân, mã xác nhận sau đó nhấn Tra cứu.

Bước 3: Nhấn vào tên người nộp thuế để hiển thị thông tin chi tiết.

tra cuu ngay cap ma so thue

Bước 4: Kiểm tra ngày cấp mã số thuế và các thông tin khác.

tra cuu ngay cap ma so thue

2. Cách tra cứu ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Chọn mục Thông tin về người nộp thuế

tra cuu ngay cap ma so thue

Bước 2: Lần lượt điền đầy đủ và chính xác về thông tin mã số thuế doanh nghiệp, số Chứng minh thư/Căn cước công dân của người đại diện, mã xác nhận sau đó nhấn Tra cứu.

Bước 3: Nhấn vào tên người nộp thuế để hiển thị thông tin chi tiết.
tra cuu ngay cap ma so thue

Bước 4: Kiểm tra ngày cấp mã số thuế và các thông tin khác.

tra cuu ngay cap ma so thue


3. Câu hỏi thường gặp về mã số thuế

Bên cạnh hướng dẫn về tra cứu ngày cấp mã số thuế, LuatVietnam sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến mã số thuế.

3.1. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế.

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, mã số thuế có cấu trúc như sau:

N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13

Trong đó:

- 02 chữ số N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.

- 07 chữ số N3N4N5N6N7N8N9 quy định theo cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 - 9999999.

- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

- 03 chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 - 999.

- Dấu gạch ngang (-) là ký tự phân tách nhóm 10 chữ số đầu với nhóm 03 chữ số cuối.

- Theo Điều 30 Luật Quản lý thuế:

  • Mã số thuế 10 chữ số sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; hộ gia đình, hộ kinh doanh và các cá nhân khác;

  • Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và đối tượng khác.

3.2. Trường hợp nào phải đăng ký mã số thuế?

Điều 30 Luật Quản lý thuế quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế phải đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi sản xuất, kinh doanh hoặc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

  • Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã.

  • Cá nhân, tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

-  Doanh nghiệp, tổ chức được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh cũng là là mã số thuế.

- Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất trong suốt cuộc đời. Đồng thời, người phụ thuộc của cá nhân cũng được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân.

- Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay thì được cấp mã số thuế nộp thay để khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế.

- Mã số thuế đã cấp sẽ không sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.

- Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức sau khi chuyển đổi loại hình, bán, thừa kế, tặng, cho được giữ nguyên.

- Mã số thuế cấp cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình.

3.3. Quên mã số thuế cá nhân, tra cứu như thế nào?

Trường hợp người nộp thuế không nhớ mã số thuế thì cũng không lo mất hay không thể tìm lại được, chỉ cần tra cứu theo hướng dẫn sau là sẽ tìm lại được mã số thuế của mình.

Bước 1: Truy cập theo địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.

Bước 3: Điền mã xác nhận.

Bước 4: Nhấn chuột vào ô Tra cứu.

Bước 5. Nhận kết quả.

tra cuu ngay cap ma so thue

Trên đây là hướng dẫn tra cứu ngày cấp mã số thuế và giải đáp về các vấn đề liên quan đến mã số thuế. Nếu cần tư vấn về thuế - phí - lệ phí, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.

14 trường hợp được miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

14 trường hợp được miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

14 trường hợp được miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế có mức nộp không nhiều vì thuế suất không cao (cao nhất là 0,2%). Mặc dù không cao như nhiều loại thuế khác nhưng khi thuộc trường hợp được miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là điều mà nhiều người mong muốn.

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế và thời hiệu xử lý đối với hành vi này khá dài so với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khác, cụ thể là 05 năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.