[Tổng hợp] Những lần giảm VAT từ 10% xuống 8%

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách trong đó có giảm thuế giá trị gia tăng. Dưới đây là tổng hợp những lần giảm VAT từ 10% xuống 8% doanh nghiệp và kế toán cần biết.

(Tiếp tục cập nhật liên tục...)
Từ 01/7/2024 - hết 31/12/2024

Dự kiến sẽ tiếp tục giảm VAT xuống 8% lần thứ tư

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành và lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng trong thời gian từ 01/7/2024 đến hết 31/12/2024.

Việc giảm thuế này sẽ áp dụng với các ngành nêu tại dự thảo gồm:

Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên, đây mới dừng ở đề xuất mà chưa chính thức được áp dụng.
Từ 01/01/2024 - hết 30/6/2024

Lần thứ ba giảm VAT từ 10% xuống 8%

Tiếp tục chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trước đó, ngày 28/12/2023, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, về cơ bản, các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/01/2024 đến hết 30/6/2024 giữ nguyên như quy định trước đó.

Từ 01/7/2023 - 31/12/2023

Lần thứ hai giảm VAT từ 10% xuống 8%

Tiếp tục giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023 tức là từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

ở Nghị định 44 này, về cơ bản, nội dung không thay đổi nhiều, chủ yếu sửa đổi một số mã HS để thống nhất với mã HS theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC. Cụ thể:

- Bổ sung quy định với mặt hàng khai thác than bán ra. Theo đó, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.

- Sửa quy định về xử lý hóa đơn đã lập và kê khai theo mức thuế suất/mức tỷ lệ % chưa được giảm.

Cụ thể, người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập tự thỏa thuận lựa chọn 01 trong 02 hình thức:

  • Lập hóa đơn điều chỉnh; hoặc
  • Lập hóa đơn thay thế

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP, khi hóa đơn đã lập và kê khai mức thuế/tỷ lệ % chưa giảm thì xử lý như sau:

  • Người bán và người mua lập biên bản/thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót,
  • Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.

- Bỏ quy định liên quan đến hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá; Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Sửa mã HS của các loại hàng hóa, dịch vụ:

  • Thuốc trừ côn trùng
  • Các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, ngoại trừ xà phòng
  • Đồng, hợp kim đồng chưa gia công, sten đồng, đồng xi măng hóa (đồng kết tủa)
  • Thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại (25120, 251209)
  • Bộ phận của bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, tên lửa, đạn
  • Bộ phận và đồ phụ trợ của vũ khí quân sự, súng lục, súng lục ổ quay, súng phát hỏa và các loại vũ khí khác
  • Lò xo và lá lò xo bằng Thép hoặc đồng…

>> Xem chi tiết tại bài viết: So sánh Nghị định 44/2023 và Nghị định 15/2022 về giảm thuế GTGT

Từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022

Lần đầu tiên giảm VAT từ 10% xuống 8%

Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 chính thức giảm VAT từ 10% xuống 8% cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 10%.

Ngay sau đó, vào ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn việc giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% và danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế gồm:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong đó, mức giảm thuế GTGT được xác định như sau:

- Giảm 2% với hàng hóa đang áp dụng mức thuế GTGT 10% trừ các hàng hóa, dịch vụ ở trên nếu là cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu.

Như vậy, bắt đầu từ năm 2022 sau ảnh hưởng xấu của dịch Covid-19, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đến hiện nay, nước ta chính thức có 03 lần giảm VAT và đang đề xuất tiếp tục giảm tiếp VAT cho doanh nghiệp, người dân cả nước.

Trên đây là tổng hợp những lần giảm VAT từ 10% xuống 8%. Để cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất về Thuế, vui lòng tham gia Group Zalo VBPL Thuế - Kế toán của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục
Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024
Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.