Hướng dẫn tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID

Hiện nay, ứng dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) phiên bản 2.0.7 đã cho phép tích hợp thông tin người phụ thuộc. Để tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID hãy làm theo các bước sau.

Tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID

Cụ thể cách để tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID như sau:

Bước 1: Kiểm tra phiên bản ứng dụng VNeID. Để tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VneID yêu cầu người dùng phải sử dụng phiên bản 2.0.7.

Để kiểm tra phiên bản ứng dụng, người dùng đăng nhập vào VNeID và chọn “Cá nhân”. Nhìn xuống cuối màn hình sẽ thấy phiên bản ứng dụng.

Tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID chỉ trong vài phút (Ảnh minh họa)

Bước 2: Chọn Ví giấy tờ sau đó chọn Tích hợp thông tin

Bước 3: Chọn Tạo mới yêu cầu

Bước 4: Click vào dấu mũi tên để chọn Loại thông tin

Bước 5: Chọn Người phụ thuộc

Bước 6: Nhập tất cả các thông tin theo yêu cầu trên ứng dụng. Sau đó chọn Gửi yêu cầu.

Ngoài việc tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID người dùng còn có thể tích hợp các loại giấy tờ như đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hộ chiếu…

Người phụ thuộc gồm những ai?

Người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau đây theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Stt

Đối tượng

Điều kiện

1

Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng

  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

  • Con đang theo học tại Việt Nam/nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 - tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập/thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

2

Vợ/chồng của người nộp thuế

- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

3

Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ/chồng; cha dượng, mẹ kế; cha, mẹ nuôi hợp pháp

4

Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:

(4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

(4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

(4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

(4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là hướng dẫn tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID, nếu gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn hãy gọi ngay đến số 19006192 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kê khai thuế TNCN là gì? Ai phải kê khai thuế TNCN?

Kê khai thuế TNCN là một trong những nghĩa vụ về thuế được pháp luật quy định. Vậy, những ai phải kê khai thuế TNCN? Thủ tục thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu về kê khai thuế TNCN tại bài viết.

Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Theo quy định pháp luật, mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ/cá nhân kinh doanh sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong một số trường hợp nhất định. Vậy trong trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?