Thuế là gì? Cá nhân, tổ chức phải gánh những loại thuế gì?

Một trong những nguồn vật chất cần thiết để duy trì sự tồn tại và phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước chính là thuế. Vậy thực chất thuế là gì? Thuế đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của mỗi quốc gia?


1. Thuế là gì?

Thuế không chỉ được biết đến là một phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội đã chứng minh sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Thuế được nhà nước sử dụng làm công cụ điều tiết nguồn thu nhập của nền kinh tế xã hội gắn với sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

Tuỳ thuộc quan điểm khoa học pháp lý khác nhau mà những nhà nghiên cứu về pháp luật, tài chính công đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuế.

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế nhưng có thể hiểu đơn giản theo Giáo trình Luật thuế Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội về khái niệm của thuế như sau:

Thuế là khoản thu nhập mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.


2. Đặc điểm của thuế là gì?

Dù được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng thuế luôn mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

1 - Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước.

Tính bắt buộc được thể hiện không chỉ đối với người nộp thuế mà còn cả cơ quan thu thuế.

Bắt buộc đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù có muốn hay không thì khi đáp ứng những điều kiện nhất định thì họ bắt buộc phải nộp thuế cho nhà nước.

Bắt buộc đối với cơ quan thu thuế: Khi thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế, cơ quan thu thuế không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, cơ sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế. Các cơ quan này buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với những người có đáp ứng các điều kiện phải nộp thuế.

2 - Thuế gắn với yếu tố quyền lực.

Tính quyền lực được xuất phát từ lý do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, thực hiện việc cug cáp cơ sở vật chất cho nhà nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Thuế cũng là biện pháp chủ yếu của nước nhà để điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế.

3 - Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp.

Thuế không phải khoản tiền phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được lợi ích hay quyền lợi cụ thể từ nhà nước mà chỉ cần đpá dứng những điều kiện nhất định thì bất kì ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Do đó, thuế không mang tính đối giá.

Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nước nước, của các chủ thể quản lý xã hội và kết quả của việc sử dụng các khoản thu thuế chủ yếu là những sản phẩm công. Những sản phẩm do nhà nước sử dụng từ khoản thu thuế sẽ lại được chính những đối tượng nộp thuế thụ hưởng. Do đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. 
thue la gi


3. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế - xã hội như thế nào?

Trong nền kinh tế - xã hội, thuế đóng vai trò sau đây:

- Thuế là một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn thu cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước.

- Thuế điều tiết nền kinh tế.

Việc điều tiết của thuế gồn hai mặt là kích thích và hạn chế. Nhà nước đã vận dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, thông qua đó để định hướng phát triển sản xuất của đất nước. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, từ đó giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

- Thuế đảm bảo công bằng xã hội.

Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người nghèo. Thông qua thuế thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Bên cạnh đó, chính sách thuế cũng được sử dụng để điều chỉnh thu nhập nhờ việc đánh vào hàng tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu thuế sẽ được giảm bớt nhằm có lợi cho người nghèo hơn, từ đó, sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt. Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp, thông qua việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội.


4. Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay

Cùng với định nghĩa thuế là gì, LuatVietnam cũng muốn giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuế phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

4.1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Đây là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam là đối tượng phải chịu thuế xuất, nhập khẩu.

4.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây là 1 loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng trog nước, đồng thời gia tăng nguồn thu cho ngân sách. Thuế này sẽ đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe.

4.3. Thuế giá trị gia tăng

Đây là một loại thuế tiêu dùn nhằm động viên một bộ phậm thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là 1 loại thuế gián thu nhưng tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

4.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là loại thuế trực thu được đánh trực tiếp vào thu nhập của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế. Tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 

4.5. Thuế thu nhập cá nhân

Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

4.6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đây là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp.

4.7. Thuế nhà đất

Đây là loại thuế gián thu, được đánh vào đất ở, đất xây dựng công trình. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Đất chịu thuế bao gồm đất ở, đất xây dựng công trình.

4.8. Thuế tài nguyên

Đây là loại thuế gán thu, đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của tổ chức, các nhân khai thác nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

4.9. Thuế bảo vệ môi trường

Đây là một loại thuế gián thu đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây nên tác động xấu đối với môi trường.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết về các loại thuế.
thue la gi
Các loại thuế phổ biến hiện nay (Ảnh minh họa)

5. Cá nhân, tổ chức nộp thuế ở đâu? Theo hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Quản lý thuế, người nộp thuế nộp tiền thuế cho ngân sách nhà nước tại các địa điểm sau:

- Kho bạc Nhà nước.

- Cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân.

- Tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế của tổ chức, cá nhân.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế có thể tiến hành nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.


6. Cá nhân, tổ chức chậm nộp thuế có bị xử lý không?

Ngoài việc hiểu rõ thuật ngữ thuế là gì, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế đều có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Trường hợp chậm nộp thuế có thể khiến cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể:

6.1. Phải nộp tiền chậm nộp

Căn cứ Điều 59 Luật Quản lý thuế, mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được xác định như sau:

- Mức tính tiền chậm nộp = 0,03%/ngày x Số tiền thuế chậm nộp

- Thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách.

Nếu sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế còn nợ và số ngày chậm nộp.

6.1. Xử phạt hành chính

Trường hợp hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khai thuế quá hạn trên 90 ngày, có phát sinh số thuế phải nộp mà người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì sẽ bị phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước nếu hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.

thue la gi
Chậm nộp thuế so với thời hạn quy định bị tính thêm tiền chậm nộp (Ảnh minh họa)

7. Hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào?

Trốn thuế là một hành vi bị nghiêm cấm. Nếu cố tình vi phạm thì tùy vào tình chất, mức độ mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

7.1. Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt như sau:

Mức phạt

Hành vi

Phạt tiền 1 lần số thuế trốn

Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây mà có từ 01 tình tiết giảm nhẹ:

- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn

Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Phạt tiền 2 lần số thuế trốn

Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên mà có một tình tiết tăng nặng.

Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn

Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên mà có hai tình tiết tăng nặng.

Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn

Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên mà có có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước

- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý về Tội trốn thuế như sau:

Khung hình phạt

Cá nhân

Pháp nhân thương mại

Khung 1

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

Khung 2

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Khung 3

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là trả lời cho câu hỏi: “Thuế là gì?” cùng những vấn đề pháp lý về thuế. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế và thời hiệu xử lý đối với hành vi này khá dài so với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khác, cụ thể là 05 năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

5 trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

5 trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

5 trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp do khoản thu nhiều hơn số thuế phải nộp hoặc không thuộc trường hợp phải nộp. Dưới đây là các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu.