Thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính thế nào? Có được hoàn không?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phổ biến, hầu hết các hàng hoá dịch vụ trên thị trường đều phải chịu loại thuế này. Vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ tính như thế nào, có gì khác với hàng hoá thông thường, cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu một số vấn đề về thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu qua bài viết sau.

1. Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

1.1 Thuế GTGT là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT  là loại thuế gián thu được tính theo giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. Thuế được phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông. Người chịu thuế là người tiêu dùng, người sử dụng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

thuế GTGT hàng nhập khẩu
VAT là loại thuế được phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng hóa (Ảnh minh họa)

1.2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008Thông tư 219/2013/TT-BTC là quy định hiện nay hướng dẫn về đối tượng chịu thuế GTGT. Đó là hàng hoá, dịch vụ dùng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế.

Do đó, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt  và thuế bảo vệ môi trường.

2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu tính thế nào?

Thuế GTGT thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi đã đến tay người tiêu dùng. Tương tự như vậy,  tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ta có công thức sau:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế GTGT

Theo Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá. Trong đó, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu hầu hết sẽ ở mức 10%. Một số ít hàng hoá được quy định chỉ phải chịu thuế suất 5%. Một số loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% nhưng không phải là hàng hóa nhập khẩu.

Theo Điều 7, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016, giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo cách sau:

Giá tính thuế GTGT  = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.

  • Giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

  • Chi phí thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)

  • Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)

  • Chi phí thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá

Loại thuế nào không phải nộp thì chi phí thuế đó bằng 0. Từ đó, có thể xác định được giá tính thuế GTGT cho hàng hoá nhập khẩu.

Như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu khác với hàng hoá thông thường là sẽ phải cộng thêm một số chi phí thuế theo quy định vào giá tính thuế.

3. Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp cho ai 

Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi sản xuất kinh doanh. Hoặc có thể nộp bằng cách chuyển khoản ngân hàng.

Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện kê khai tờ khai hải quan và xác định số thuế phải nộp. Bao gồm số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Sau đó tiến hành nộp thuế bằng tiền gửi  như sau:

  • Căn cứ vào số thuế phải nộp, nhân viên mua hàng làm đề nghị chuyển khoản nộp thuế hàng nhập khẩu

  • Kế toán viên lập Giấy nộp tiền vào ngân sách, có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc

  • Ngân hàng căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách sẽ chuyển tiền cho cơ quan Thuế

4. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được hoàn không

Các trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu 

Hoàn thuế GTGT là hoạt động mà cơ quan nhà nước hoàn cho doanh nghiệp khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp trước đó. Đây là trường hợp thường thấy với các doanh nghiệp sản xuất, chế xuất nếu đủ điều kiện hoàn thuế và có đề nghị hoàn với cơ quan thuế. Vậy, các trường hợp được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu:

  • Hàng nhập khẩu với mục đích để sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước

  • Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không có đơn hàng trước

  • Hàng nộp thừa thuế, nhầm thuế

thuế GTGT hàng nhập khẩuDoanh nghiệp cần lưu trữ đầy đủ chứng từ để có thể được hoàn thuế GTGT (Ảnh minh họa)

Hàng hoá nhập khẩu thuộc các trường hợp trên sẽ được hoàn thuế GTGT. Doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện sau sẽ được hoàn thuế:

  • Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hợp pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền

  • Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Doanh nghiệp đã lập sổ kế toán, lưu giữ sổ và chứng từ đúng quy định

  • Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi ngân hàng

  • Một số trường hợp có thể cần thêm tờ khai hải quan, hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá đúng theo quy định.

Các trường hợp doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu 

Các trường hợp sau doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT:

  • Nhập khẩu hàng hoá, sau đó lại xuất khẩu

  • Nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn hàng có trước

  • Hàng nhập khẩu không có đủ giấy tờ theo quy định

5. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?

Để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu hay còn gọi là khấu trừ thuế đầu vào, cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Có hoá đơn thuế GTGT hợp lệ

  • Hoá đơn mua hàng nhập khẩu lớn hơn 20 triệu cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

  • Có chứng từ chứng minh hoạt động chuyển tiền từ ngân hàng

Như vậy, một số vấn đề về thuế GTGT hàng nhập khẩu đã được giải đáp. Các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hoá có thể nắm được một số quy định về thuế GTGT, cũng như xác định số thuế phải nộp và số thuế được hoàn. Từ đó, thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ và đúng pháp luật nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp.

Mọi vấn đề còn vướng mắc liên quan đến thuế, bạn đọc vui lòng gọi 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp công ty xác định chính xác số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty nên nắm được quy định về từng trường hợp và xác định chính xác, tránh những nhầm lẫn gây thiệt hại tới doanh nghiệp.