Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN khác nhau thế nào?

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là 02 thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Cùng tìm hiểu thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN qua bài viết sau.

1. Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN khác nhau thế nào?

Thu nhập chịu thuế là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế sẽ tính được số thuế phải nộp.

Trong 10 loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần, 08 loại thu nhập còn lại áp dụng biểu thuế toàn phần.

Xem thêm: Phân biệt tính thuế theo lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần

Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản thu nhập từ: tiền lương, tiền công; kinh doanh; đầu tư vốn; chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; trúng thưởng; bản quyền; nhượng quyền thương mại; nhận thừa kế; nhận quà tặng.

Cụ thể, để phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN cần phải xem xét các công thức xác định thu nhập tính thuế.

Các công thức xác định thu nhập tính thuế TNCN khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay không cư trú và tùy thuộc vào loại thu nhập chịu thuế.

* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân cư trú:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế, có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.

* Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10 triệu đồng/lần/hợp đồng

Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế. Có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.

* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú; từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế

Theo đó, thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN
Nhiều người vẫn nhầm lẫn thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN (Ảnh minh họa)

2. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập

Để bạn đọc tiện theo dõi và dễ hình dung hơn về thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, LuatVietnam đã tổng hợp các công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập chịu thuế dưới đây:

Các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân

Công thức tính thuế TNCN

Từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

- Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

- Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ/ký HĐLĐ dưới 03 tháng

Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả * Thuế suất 10%

- Đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 20%

Từ đầu tư vốn

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Từ chuyển nhượng từ chuyển nhượng vốn

- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 20%

- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

+ Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,...

+ Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.

Thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Trên đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Hiện nay, các hoạt động bảo vệ môi trường được nhận sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên có nhiều người chưa biết về Quỹ này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Quỹ Bảo vệ môi trường và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ này.