Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không?

Thu hộ, chi hộ không phải là việc hiếm gặp trong thực tế. Tuy nhiên, khi thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không, kê khai như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc này qua bài viết dưới đây.

1. Thu hộ, chi hộ là gì?

Thu hộ, chi hộ là việc tổ chức/cá nhân ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ 3 thu, chi hộ các khoản tiền nhất định theo hợp đồng.

Theo đó, dịch vụ thu hộ, chi hộ có thể được sử dụng để thanh toán phí bảo hiểm, cho vay trả góp, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phí giữ chỗ, mua sắm trực tuyến, tiền phạt vi phạm giao thông...

2. Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không? 

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua kể cả các trường hợp:

- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;

- Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn/hoàn trả hàng hoá.

Như vậy, chỉ trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải xuất hóa đơn.

Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không?
Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không? (Ảnh minh họa)

Và theo Công văn số 323/TCT-CS ngày 21/01/2020 của Tổng cục Thuế, Công văn số 54756/CT-TTHT ngày 14/8/2017 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội thì:

- Nếu thu hộ thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Khi thanh toán lại tiền thu hộ cho đối tác, doanh nghiệp lập phiếu chi, không phải kê khai, tính thuế đối với các khoản thu hộ (khoản thu hộ liên quan đến hoạt động của chính doanh nghiệp nên phải lập hóa đơn GTGT, tuy nhiên không phải kê khai, tính nộp thuế cho hóa đơn này do đây là khoản thu hộ, không phải doanh thu phát sinh của doanh nghiệp).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên khách hàng: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty lập chứng từ thu theo quy định (không lập hóa đơn, không phải kê khai nộp thuế).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT (thuế suất tương ứng với thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó).

3. Thu hộ, chi hộ hạch toán vào tài khoản nào?

Cách hạch toán khoản thu hộ:

- Khi thu hộ khách hàng:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

- Khi trả lại tiền thu hộ:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Cách hạch toán khoản chi hộ:

- Khi chi hộ khách hàng:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

- Khi nhận lại tiền chi hộ

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Chú ý:

Cách hạch toán nêu trên áp dụng với trường hợp hóa đơn mang tên khách hàng vì về bản chất đây là thu hộ, chi hộ còn đối với trường hợp hóa đơn mang tên công thì bản chất không còn là thu hộ, chi hộ nữa, trường hợp này hạch toán vào chi phí hoặc giá vốn hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề thu hộ, chi hộ có phải lập hóa đơn không? Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài https://docs.google.com/document/d/1xH-3VJ08SUmH20VmFRhgf1KLfe-dhjaV16MNlfZwZHk/edit để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Ngày 21/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Dưới đây là một số quy định mà doanh nghiệp cần chú ý về phí bảo vệ môi trường với khí thải.