Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp lệ, hợp pháp?

Vấn đề thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật được khá nhiều người quan tâm. Cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

1. Thế nào là hóa đơn hợp lý?

Hóa đơn giá trị gia tăng khi đưa vào sử dụng phải là hóa đơn hợp lý, đồng thời phải hợp lệ và hợp pháp.

Xuất phát từ quy định về chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, hóa đơn giá trị gia tăng hợp lý là hóa đơn có nội dung chi cho các khoản thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với nội dung doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp lệ, hợp pháp?
Thế nào là hóa đơn hợp lý hợp lệ hợp pháp? (Ảnh minh họa)

2. Thế nào là hóa đơn hợp lệ?

Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, có thể hiểu, hóa đơn điện tử hợp lệ là hóa đơn đảm bảo:

- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo Điều 10 Nghị định này như:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;

  • Số hóa đơn;

  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng…

- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo Điều 12 Nghị định này: Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML và gồm 02 thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

- Đúng thông tin đăng ký theo Điều 15 Nghị định này.

- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

3. Thế nào là hóa đơn hợp pháp?

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc:

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Sử dụng hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền/chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế/cơ quan công an/các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Theo đó, có thể hiểu hóa đơn hợp pháp là hóa đơn không thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp nêu trên.

Trên đây là giải đáp về thế nào là hóa đơn hợp lý hợp lệ hợp pháp. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế: https://zalo.me/g/zdfrqo386
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục