Quyết toán thuế là gì? Quy định cần biết về quyết toán thuế

Quyết toán thuế là trách nhiệm đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Vậy quyết toán thuế là gì? Những quy định nào cần phải nắm rõ để thực hiện quyết toán thuế theo đúng pháp luật? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hiểu rõ quyết toán thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Chương I của Luật Quản lý thuế 2019 có nêu rõ:

Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Khái niệm quyết toán thuế là gì được nêu trong Luật Quản lý thuế
Khái niệm quyết toán thuế là gì được nêu trong Luật Quản lý thuế (Ảnh minh hoạ)

Có thể hiểu đơn giản, quyết toán thuế là quá trình tính toán, thực hiện khai báo số tiền thuế mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế dựa trên thu nhập, giao dịch kinh doanh hoặc tài sản trong một kỳ kế toán cụ thể.

Bản chất của việc quyết toán thuế chính là xác định rõ những khoản thu thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế và tập hợp chính xác các số liệu thống kế có trong các khoản thu thuế đó.

Đối với những công ty vừa và nhỏ với vốn điều lệ thấp, công ty sẽ thực hiện quyết toán thuế sau 5 năm. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì cần phải quyết toán thuế mỗi năm một lần theo quy định.

2. Quy định cần biết về quyết toán thuế

Ngoài khái niệm Quyết toán thuế là gì, bạn cần nắm được những quy định có liên quan đến việc quyết toán thuế.

2.1 Có những loại quyết toán thuế nào?

Có nhiều loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp… và đều cần phải thực hiện quyết toán thuế. Trong đó:

2.1.1 Đối với thuế thu nhập cá nhân

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là quy trình tính toán và xác định số tiền mà một cá nhân phải nộp hoặc được hoàn trả dựa trên thu nhập có được trong một năm tài chính. Việc quyết toán này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó làm việc.

Cá nhân phát sinh thu nhập từ các nguồn khác nhau nhưng thuộc vào thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế.

2.1.2 Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp 

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, trong đó nhân viên kế toán sẽ thực hiện tính toán, kê khai doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp theo luật định để nộp thuế cho cơ quan thuế.

2.1.3 Quyết toán thuế giá trị gia tăng

Quyết toán thuế giá trị gia tăng là quá trình doanh nghiệp tính toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp hoặc được hoàn trả trong kỳ tính thuế theo từng hàng hóa, dịch vụ.

2.2 Đối tượng nào cần quyết toán thuế?

2.2.1 Đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo điểm d khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Đối tượng quyết toán thuế TNCN là ai?
Đối tượng quyết toán thuế TNCN là ai? (Ảnh minh hoạ)

2.2.2 Đối tượng nào cần quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.3 Đối tượng nào cần quyết toán thuế giá trị gia tăng?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và là đối tượng phải quyết toán thuế (Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng).

2.3 Quy định về mức phạt với hành vi chậm nộp và không nộp hồ sơ quyết toán thuế

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

STT

Mức phạt

Hành vi vi phạm

1

Phạt cảnh cáo

Nộp quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tính tiết giảm nhẹ.

2

Từ 02 - 05 triệu đồng

Nộp quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp nêu trên.

3

Từ 05 - 08 triệu đồng

Nộp quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

4

Từ 08 - 15 triệu đồng

- Nộp quá thời hạn theo quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.

- Nộp quá thời hạn theo quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp.

- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp.

- Không nộp các phụ lục đã được quy định khi quyết toán thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5

Từ 15 - 25 triệu đồng

- Nộp quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đầy đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước khi bị cơ quan thuế tiến hành lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

- Trong trường hợp số tiền phạt áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh cần nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 11.500.000 đồng.

Kết luận

Trên đây là những lưu ý quan trọng về quyết toán thuế mà cá nhân, doanh nghiệp cần biết trong quá trình thực hiện quyết toán thuế hàng năm. Hy vọng  rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về quyết toán thuế là gì và những quy định có liên quan đến quyết toán thuế theo đúng pháp luật.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.