Hướng dẫn quy trình tiêu hủy hóa đơn theo Nghị định 123/2020

Theo quy định, doanh nghiệp có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn theo thông báo của cơ quan thuế. Bài viết hướng dẫn cho doanh nghiệp quy trình tiêu hủy hóa đơn chuẩn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tiêu hủy hóa đơn là gì? Trường hợp nào phải tiêu hủy hóa đơn

Trước khi tìm hiểu quy trình tiêu hủy hóa đơn, bạn cần hiểu rõ tiêu hủy hóa đơn là gì và trường hợp nào phải tiêu hủy hóa đơn.

Khoản 11 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP giải thích về tiêu hủy hóa đơn như sau:

  • Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.

  • Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Về trường hợp phải tiêu hủy hóa đơn, khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020 quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn quy trình tiêu hủy hóa đơn
Hướng dẫn quy trình tiêu hủy hóa đơn (Ảnh minh họa)

Quy trình tiêu hủy hóa đơn theo Nghị định 123/2020

Khoản 2 Điều 27 Nghị định 123/2020 hướng dẫn quy trình tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.

Bước 2: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn.

Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.

Bước 3: Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nêu có sai sót.

Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

- Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

- Biên bản tiêu hủy hóa đơn;

- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số... đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này

Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.

Trên đây là hướng dẫn quy trình tiêu hủy hóa đơn theo Nghị định 123/2020. Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo VBPL - Thuế, Kế toán của LuatVietnam và nhận thông báo hằng ngày.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm nhờ biết những điều này về thuế thu nhập cá nhân!

Trong bối cảnh giá cả leo thang và chi phí sinh hoạt tăng cao, việc hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm vững kiến thức này có thể giúp bạn tiết kiệm đến 30 triệu đồng mỗi năm mà không cần làm thêm giờ.