Quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024 thế nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế là quy trình rất quan trọng trong hệ thống thuế, nhằm đảm bảo tính công bằng, nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia. Vậy cụ thể thế nào?

1. Quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024 thế nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024 thế nào
Quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024 thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, hiện nay có các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như sau:

- Trích tiền từ tài khoản của người bị cưỡng chế nợ thuế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác; phong toả tài khoản của người bị cưỡng chế.

- Khấu từ một phần tiền lương/thu nhập của người bị cưỡng chế.

- Dừng làm thủ tục hải quan cho hàng xuất, nhập khẩu.

- Ngừng sử dụng hoá đơn.

- Kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên.

- Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế nợ thuế do cơ quan/tổ chức/cá nhân nắm giữ.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép hành nghề.

Dưới đây là quy trình cưỡng chế nợ thuế hiện nay:

  • Bước 1: Cơ quan thuế lập danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế nợ thuế.
  • Bước 2: Tiến hành thu thập và xác minh các thông tin của người đang nợ thuế.
  • Bước 3: Lập danh sách những người nợ thuế phải thực hiện biện pháp cưỡng chế.
  • Bước 4: Cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế nợ thuế.
  • Bước 5: Cơ quan thuế gửi cho người nợ thuế và công khai quyết định cưỡng chế.
  • Bước 6: Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (Ảnh minh hoạ)

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải tuân thủ theo các nguyên tắc được ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022, cụ thể các trường hợp:

- Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hay phong tỏa tài khoản của tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng khác;

- Khấu trừ một phần tiền lương/thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng việc Dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất, nhập khẩu.

Trong đó, với các trường hợp này thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện cụ thể như sau:

  • Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hay phong tỏa tài khoản của tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng khác.

Nếu người nộp thuế là doanh nghiệp/tổ chức nhưng tại cơ sở dữ liệu ở cơ quan thuế không có thông tin tài khoản/tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế tiến hành xác minh thông tin tài khoản để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

  • Biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương/thu nhập chỉ được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân và được hưởng tiền lương, tiền công hay thu nhập từ các nguồn:

+ Cơ quan/tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế.

+ Cơ quan/tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động với thời hạn từ 06 tháng trở lên.

+ Cơ quan/tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí và mất sức.

  • Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu chỉ áp dụng với trường hợp cơ quan thuế đã có đủ thông tin và tài liệu để xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc đã thực hiện hoạt động này 01 lần trong 12 tháng.

Cơ quan thuế phải căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng các biện pháp cho phù hợp.

- Đối với các biện pháp dưới đây thì phải được thực hiện lần lượt theo trình tự:

  • Ngừng sử dụng hoá đơn;

  • Kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên;

  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế do cơ quan/tổ chức/cá nhân khác nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép hành nghề.

Trong đó, trường hợp không áp dụng được biện pháp trước thì chuyển sang áp dụng biện pháp tiếp theo.

  • Quyết định cưỡng chế nợ thuế đối với từng người nộp thuế được ban hành liên tục và nối tiếp nhau.

- Đối với các biện pháp dưới đây thì đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước/tiếp theo:

  • Ngừng sử dụng hoá đơn;

  • Kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên;

  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế do cơ quan/tổ chức/cá nhân khác nắm giữ;

  • Nếu đang áp dụng biện pháp này mà có thông tin và điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc kế tiếp hiệu quả hơn.

- Trong thời gian từ khi có cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh cho đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi/văn bản không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp phù hợp để cưỡng chế nợ thuế đảm bảo hiệu quả.

- Trong trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản/bỏ trốn thì số tiền thực hiện việc cưỡng chế được xem là tổng số tiền thuế mà người nộp thuế nợ.

3. Trường hợp nào doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế?

Căn cứ theo Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về việc quản lý thuế, cụ thể gồm có các trường hợp:

- Doanh nghiệp có tiền thuế nợ vượt quá 90 ngày tính từ ngày hết thời hạn nộp quy định.

- Doanh nghiệp có tiền thuế nợ khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế cho cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp có tiền thuế nợ mà có hành vi phát tán tài sản/bỏ trốn.

- Doanh nghiệp không chấp hành theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc quản lý thuế theo thời hạn được cơ quan thẩm quyền ghi trên quyết định xử phạt vi phạm, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp được tạm hoãn/tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm.

- Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với các trường hợp doanh nghiệp được cơ quan quản lý thuế khoản tiền thuế đã nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định; được phép nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không được quá 12 tháng tính từ ngày bắt đầu thời hạn cưỡng chế nợ thuế.

Việc nộp dần tiền thuế doanh nghiệp nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp nộp thuế xem xét dựa trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, đồng thời phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

- Không thực hiện biện pháp cưỡng chế với các doanh nghiệp nợ phí hải quan, lệ phí hàng hóa và phương tiện quá cảnh.

- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh, đồng thời cũng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật.

Trên đây là những thông tin về Quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024 thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Bộ Tài chính đã có dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, lệ phí cấp hộ chiếu và lệ phí cấp thẻ Căn cước cũng là đối tượng được giảm.