Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai?

Không ít kế toán thắc mắc việc cơ quan thuế xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ tính theo số lượng hóa đơn xuất sai thời điểm hay theo hành vi vi phạm. Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

1. Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm mới nhất

Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

Stt

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

điểm a khoản 1 Điều 24

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

03 - 05 triệu đồng

khoản 3 Điều 24

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

04 - 08 triệu đồng

điểm a khoản 4 Điều 24

2. Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai?

Trước tiên, cần khẳng định việc xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm là xử phạt theo hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trường hợp người nộp thuế nhiều lần lập hóa đơn không đúng thời điểm được coi là vi phạm hành chính nhiều lần và sẽ bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm (từng lần vi phạm) tương ứng với từng hóa đơn xuất sai thời điểm.

Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai?
Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai? (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

Để xác định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần phải xem xét 02 yếu tố:

- Thực hiện cùng 01 hành vi vi phạm nhiều lần;

- Trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (nếu đã bị xử phạt thì là tái phạm chứ không phải vi phạm hành chính nhiều lần)

Đồng thời, điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định:

[…] Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng […]

Điều này có nghĩa rằng, trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần khi có quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó.

Đối chiếu với Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, không quy định áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực hóa đơn.

Do đó, người nộp thuế nhiều lần thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và không thuộc trường hợp chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần.

Xem thêm: Vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt như thế nào?

Xin nhấn mạnh một lần nữa, việc xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần không phải là tình tiết tăng nặng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn, trường hợp người nộp thuế lập hóa đơn không đúng thời điểm thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định tại Công văn số 2768/TCT-PC ngày 26/7/2021.

Như vậy, người nộp thuế xuất hóa đơn sai thời điểm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Nói cách khác, mỗi hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm một lần, tương ứng với số lượng hóa đơn xuất sai thời điểm (chưa hết thời hiệu xử phạt) và không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Hiểu đơn giản là xuất sai thời điểm bao nhiêu hóa đơn thì lấy số hóa đơn nhân với mức trung bình của khung tiền phạt (nếu không có tình tiết giảm nhẹ/tăng nặng khác).

Ví dụ: Xuất sai thời điểm 06 hóa đơn nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, không có tình tiết giảm nhẹ nên sẽ xử phạt 06 lần: 4.000.000 * 6 = 24.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với tổ chức; không quá 50 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

3. Thời hiệu xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn. Cụ thể,

Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối chiếu với điểm d khoản 1 Điều này, hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày lập hóa đơn.

Theo đó, trường hợp người nộp thuế thực hiện nhiều hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày lập hóa đơn để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

Tức là, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn đó.

KẾT LUẬN:

Bản chất của việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm vẫn là xử phạt hành vi. Song, do người nộp thuế thường thực hiện hành vi vi phạm này nhiều lần nên sẽ xử phạt theo từng lần vi phạm đối với từng hóa đơn dẫn đến nhiều người lầm tưởng phạt hóa đơn xuất sai thời điểm là phạt theo số lượng hóa đơn xuất sai.

Trên đây là giải đáp về vấn đề phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế:
https://zalo.me/g/zdfrqo386
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là tài liệu dùng làm căn cứ để ghi các loại sổ sách kế toán. Vì vậy, người làm công tác kế toán cần phải hiểu rõ chứng từ kế toán là gì? Chứng từ kế toán gồm những loại nào? Loại chứng từ nào doanh nghiệp bắt buộc phải có? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.