Phân tích Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách giảm thuế VAT

Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP, trong đó quy định về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) và chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Dưới đây là những nội dung mà doanh nghiệp cần chú ý.

I. VỀ VIỆC GIẢM THUẾ GTGT

1. Danh mục các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện được giả thuế GTGT

Điều 1 Nghị định quy định: Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ:

- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất

-  Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bày, du thuyền, xăng các loại, bài lá, vàng mã, hàng mã; kinh doanh vũ trường, mát - xa, karaokel casino, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, golf, xổ số...

- Công nghệ thông tin: Thẻ thông minh, card âm thanh, máy vi tính, máy tính, máy bán hàng, ATM, máy quét, máy in có kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động, màn hình và máy chiếu, ô lữu trữ, máy quay truyền hình, camera truyền hình, điện thoại di động phổ thông và thông minh, máy tính bảng...

Chi tiết các nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện được giảm 2% thuế GTGT được quy định tại Phụ lục I, II, III của Nghị định này.

Lưu ý:

- Nếu các loại hàng hoá, dịch vụ nêu trên không phải chịu thuế GTGT hoặc chỉ phải chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT.

- Việc giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

[LVN khuyến nghị] Cách để doanh nghiệp tra cứu hàng hóa, dịch vụ của mình có được giảm thuế hay không?

Cách 1: Xác định theo mã sản phẩm

B1: Xác định được Danh mục sản phẩm mà mình đang kinh doanh

Bằng cách:

- Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ 

- Tự liệt kê các sản phẩm mà thực tế cơ sở mình đang kinh doanh (trong trường hợp không đăng ký đầy đủ thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh và vẫn xuất hóa đơn đầy đủ).

B2: Tra cứu mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh

B3: Đối chiếu mã sản phẩm với các mã được quy định Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP để xác định sản phẩm đó có được giảm thuế GTGT không.

* Không phải dùng mã ngành nghề kinh doanh của ngành nghề kinh doanh mà mình đã đăng ký với Sở Kế hoạch - Đầu tư để tra cứu.

Cách 2: Xác định theo mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu)

Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục I, II, III để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.

phan tich nghi dinh 15/2022
Phân tích Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách giảm thuế VAT (Ảnh minh họa)


2. Mức giảm thuế GTGT

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tương với hai hình thức tính thuế GTGT thì có hai mức giảm thuế như sau:

(1) Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất 8%

(2) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.


3. Cách thức xuất hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT

Theo khoản 3 của Nghị định, tuỳ vào phương pháp tính thuế GTGT khác nhau mà cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giảm thuế GTGT khác nhau, cụ thể:

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

Khi lập hoá đơn GTGT, ghi 8% tại dòng thuế suất thuế GTGT

Căn cứ hoá đơn GTGT:

- Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra.

- Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hoá đơn


Ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm ở cột "thành tiền"

- Ghi số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu tại dòng "Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ"

- Ghi chú: "Đã giảm ... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Lưu ý:

- Hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT phải được lập hoá đơn riêng. Nếu không lập riêng thì không được giảm thuế GTGT.

- Doanh nghiệp đã lập hoá đơn, kê khai theo mức thuế suất hoặc tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm: Người bán và người mua lập biên bản/có văn bản thoả thuận ghi rõ sai sót; người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót và giao cho người mua.

- Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT đã phát hành hoá đơn dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và muốn tiếp tục dùng: Đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT/giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để dùng tiếp.

- Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

  • Thời hạn nộp Tờ khai thuế GTGT theo tháng là ngày 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp Tờ khai thuế GTGT theo quý là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý sau.


4. Thời gian thực hiện giảm thuế GTGT

Từ ngày 01/02/202 - 31/12/2022 (theo khoản 1 Điều 3)


II. VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN

Nghị quyết 43/2022/QH15 cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

Nội dung này được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:

1. Các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 phải được thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ gồm:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

- Cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp ở trung ương và địa phương;

- Cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ;

- Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Quỹ vắc-xin phòng Covid-19;

- Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên.

Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.

3. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp, tổ chức là đơn vị ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

4. Thời gian áp dụng quy định về chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Kỳ tính thuế TNDN năm 2022 (theo khoản 1 Điều 3).


III. KẾT LUẬN

Trên đây là những nội dung quan trọng của Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Trong đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các nội dung liên quan đến việc giảm thuế GTGT.

Để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp khi áp dụng việc giảm thuế GTGT, hiện Tổng cục Hải quan đã ban hành ra một số văn bản hướng dẫn Nghị định 15 mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

1/ Công văn 370/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

2/ Công văn 521/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP

3/ Công văn 642/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện kê khai thuế suất thuế giá trị gia tăng, xác định tên và áp dụng mã HS của hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/05/06/Phan_tich_Nghi_dinh_15-2022_ND_CP_0605151049.pdf
Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem chi tiết phân tích văn bản này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Vừa đi làm, vừa kinh doanh riêng, nộp thuế TNCN thế nào?

Vừa đi làm, vừa kinh doanh riêng, nộp thuế TNCN thế nào?

Vừa đi làm, vừa kinh doanh riêng, nộp thuế TNCN thế nào?

Vừa làm công ăn lương, vừa kinh doanh riêng là việc rất phổ biến, nhất là hình thức kinh doanh online. Nhằm giúp bạn đọc biết số thuế phải nộp khi thuộc trường hợp trên, LuatVietnam sẽ chỉ rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân khi vừa đi làm vừa kinh doanh riêng thông qua bài viết sau.