Tải ứng dụng Luatvietnam
0938 36 1919 cskh@luatvietnam.vn

Những việc doanh nghiệp cần làm ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2024

Bài viết cung cấp thông tin về những việc doanh nghiệp cần làm ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2024 theo quy định của pháp luật.


Nộp tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN tháng 1

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đối với trường hợp khai và nộp thuế theo tháng - doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.

Như vậy, trường hợp khai và nộp theo tháng thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN tháng 1 trước ngày 21/02/2024.

Trường hợp doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ kê khai thuế có thể bị xử phạt theo khoản 5 Điều 5 và Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

Thời hạn vượt quá/ hành vi vi phạm

Mức phạt

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 - 05 ngày nhưng có tình tiết giảm nhẹ

Phạt cảnh cáo

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 - 30 ngày

Phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 - 60 ngày

Phạt tiền từ 10 - 16 triệu đồng

-  Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 16 - 30 triệu đồng

- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế

- Có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

  • Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng
  • Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 24 triệu đồng.

Ngoài nộp phạt hành chính, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước hoặc buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế.

Những việc doanh nghiệp cần làm ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2024 (Ảnh minh họa)

Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn tháng 2

Theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) từ quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.

Tháng 02 năm 2024 có 29 ngày, do đó doanh nghiệp phải trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn tháng 02 vào ngày 29.

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm hiện nay:

Trách nhiệm đóng

Mức trích đóng

BHXH

(bao gồm 0.5% Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

BHYT

BHTN

Tổng cộng

Doanh nghiệp

17.5%

3%

1%

21.5%

Người lao động

8%

1.5%

1%

10.5%

Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH, Nghị định 58/2020/NĐ-CP

Mức đóng kinh phí công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13.

    Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đủ hoặc không đóng các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn, tuỳ vào từng hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

    Lĩnh vực

    Hành vi

    Mức xử phạt

    BHXH, BHTN

    - Chậm đóng;

    - Đóng không đúng mức quy định;

    - Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

    Phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng

    Không đóng

    Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng

    Trốn đóng

    Phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng đối với các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người; không đóng với toàn bộ người lao động thuộc diện đóng; trốn đóng.

    - Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng.

    Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người; không đóng với toàn bộ người lao động thuộc diện đóng; trốn đóng từ 30 ngày trở lên.

    BHYT

    Không đóng BHYT của đối tượng bắt buộc tham gia

    Phạt tiền từ 600 nghìn đồng - 01 triệu đồng

    - Không đóng cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia;

    - Đóng không đủ số người bắt buộc tham gia;

    - Chậm đóng;

    - Trốn đóng BHYT theo một trong các mức được quy định, tùy theo số tiền đóng còn thiếu.

    Từ 02 - 80 triệu đồng tuỳ theo số lượng người lao động và mức độ vi phạm

    Đóng không đủ số tiền phải đóng, tùy theo số tiền đóng còn thiếu

    Từ 02 - 80 triệu đồng

    Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.

    Từ 20 - 30 triệu đồng

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT; đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT; chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT.

    - Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT; đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT; chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT.

    Kinh phí công đoàn

    - Chậm đóng

    - Đóng không đúng mức quy định

    - Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng

    Phạt tiền với mức từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệuđồng

    Không đóng

    Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    Căn cứ: 

    - Điều 6, Điều 38, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

    - Điều 4, Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

    Trên đây là thông tin về những việc doanh nghiệp cần làm ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2024. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

    Tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật văn bản pháp luật về thuế - kế toán hàng ngày
    Chia sẻ:
    Đánh giá bài viết:

    Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

    19006192

    Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

    TẠI ĐÂY

    Tin cùng chuyên mục