Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có thể phải nộp phí sử dụng đường bộ. Dưới đây là quy định về phương tiện nào phải nộp phí sử dụng, trường hợp nào được miễn và mức phí phải nộp.
Quy định về phí sử dụng đường bộ
1. Đối tượng chịu phí
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô).
2. Các trường hợp miễn phí
Theo Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC, trường hợp được miễn phí, gồm:
- Xe cứu thương.
- Xe chữa cháy.
- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ.
- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
- Xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an.
Mức phí sử dụng đường bộ đang áp dụng (Ảnh minh họa)
3. Mức phí sử dụng phải nộp
Theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 293/2016/TT-BTC, biểu mức thu phí được quy định như sau:
TT
Loại phương tiện chịu phí
Mức thu (nghìn đồng)
1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
18 tháng
24 tháng
30 tháng
1
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân
130
390
780
1.560
2.280
3.000
3.660
2
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ
180
540
1.080
2.160
3.150
4.150
5.070
3
Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg
270
810
1.620
3.240
4.730
6.220
7.600
4
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg
390
1.170
2.340
4.680
6.830
8.990
10.970
5
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg
590
1.770
3.540
7.080
10.340
13.590
16.600
6
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg
720
2.160
4.320
8.640
12.610
16.590
20.260
7
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg
1.040
3.120
6.240
12.480
18.220
23.960
29.270
8
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên
1.430
4.290
8.580
17.160
25.050
32.950
40.240
Lưu ý:
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.
Xe máy không phải nộp phí sử dụng đường bộ?
Trước đây, tại Điều 2 Thông tư 133/2014/TT-BTC đối tượng chịu phí sử dụng bao gồm cả ô tô và xe máy (xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự).
Tuy nhiên, từ ngày 05/6/2016 khi Thông tư 78/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành đã bãi bỏ quy định xe máy là đối tượng chịu phí sử dụng (không phải nộp phí sử dụng đường bộ).
Lưu ý: Thông tư 133/2014/TT-BTC và Thông tư 78/2016/TT-BTC bị hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017 bởi Thông tư 293/2016/TT-BTC, nhưng quy định về xe máy không phải nộp phí sử dụng đường bộ vẫn được kế thừa, cụ thể:
Khoản 2 Điều 1 Thông tư Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định:
“Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng, xe mô tô theo quy định tại khoản 18 và khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ”.
Kết luận: Trên đây là mức phí sử dụng đường bộ hiện đang áp dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải nộp phí sử dụng, trong đó có xe mô tô, xe máy.
Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã liên tiếp được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2022/NĐ-CP và Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Nhằm hỗ trợ người dùng tiết kiệm thời gian, công sức khi tra cứu, LuatVietnam chính thức cung cấp bản HỢP NHẤT ĐIỆN TỬ của Nghị định 123, tích hợp đầy đủ các nội dung từ cả ba văn bản nêu trên.
LuatVietnam giới thiệu tới quý khách hàng bản So sánh chi tiết giữa Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quy định mới về thuế GTGT, hỗ trợ áp dụng luật thuế một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nhiều điểm mới đáng chú ý. Dưới đây là một số điểm mới về hóa đơn điện tử từ ngày 01/6/2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định một số điểm mới về chữ ký số. Vậy chữ ký số là gì? Có bắt buộc ký số đối với hóa đơn điện tử không?