Mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là số tiền thuế mà người lao động phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu có thu nhập tính thuế. Số tiền thuế ít hay nhiều phụ thuộc vào thu nhập tính thuế và thuế suất.


Thu nhập bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Như vậy, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập tính thuế (thu nhập tính thuế > 0). Nói cách khác, cá nhân không có người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng, thu nhập này đã trừ các khoản sau:

- Các đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định là 10,5% (đây là khoản cố định).

- Các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, khuyến học, nhân đạo, đóng góp từ thiện.

Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như tiền ăn trưa, một số khoản phụ cấp, trợ cấp,…

- Thu nhập từ phần tiền công, tiền lương do làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định Bộ luật Lao động.

Dưới đây là bảng tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

TT

Số người phụ thuộc đã đăng ký

Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm

Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng

1

Không có người phụ thuộc

> 132 triệu đồng

> 11 triệu đồng

2

Có 01 người phụ thuộc

> 184,8 triệu đồng

> 15,4 triệu đồng

3

Có 02 người phụ thuộc

> 237,6 triệu đồng

> 19,8 triệu đồng

4

Có 03 người phụ thuộc

> 290,4 triệu đồng

> 24,2 triệu đồng

5

Có 04 người phụ thuộc

> 343,2 triệu đồng

> 28,6 triệu đồng


muc dong thue thu nhap ca nhan

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công phụ thuộc vào thu nhập tính thuế và thuế suất. Nói cách khác, mức đóng thuế thu nhập cá nhân không được ấn định.

Sau khi tính được thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân thì áp dụng biểu tính thuế rút gọn ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng, cụ thể:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 05 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% thu nhập tính thuế (TNTT)

5% TNTT

2

Trên 05 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Ví dụ

Tháng 11/2021, bà A có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 30 triệu đồng. Bà A phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc. Được biết bà A có 01 người phụ thuộc, trong tháng 11 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp được tính như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của bà A là 30 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ

Bà A được giảm trừ các khoản sau:

- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

- Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 3,15  = 18,55 triệu đồng

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của bà A là: 30 - 18,55  = 11,45 triệu đồng

Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp

Tính số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

11,45 × 15% - 0,75 = 967.500 đồng.

Như vậy, số thuế bà A tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 11/2021 là 967.500 đồng.

Trên đây là mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Nếu trường hợp của bạn không giống như bài viết đã đề cập, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải thích rõ ràng hơn với bạn thông qua tổng đài 1900.6192 .

>> Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mới nhất

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Có được xuất hóa đơn lùi ngày khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123?

Có được xuất hóa đơn lùi ngày khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123?

Có được xuất hóa đơn lùi ngày khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123?

Từ ngày 21/11/2021, sau tuần đầu tiên áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC tại 06 tỉnh thành phố, nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế gặp vướng mắc khi xuất hóa đơn lùi ngày khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Từ ngày 21/11/2021, ngay sau Hội nghị kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế tổ chức, cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế thuộc 06 tỉnh, thành đã đăng ký, chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC nhưng còn gặp nhiều lúng túng vướng mắc.

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Hiện nay cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điểm khác nhau giữa hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.