Quỹ đền ơn đáp nghĩa: Mức đóng góp và mục đích sử dụng

Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập với mục đích hỗ trợ cho những người có công, thân nhân của người có công... Mức đóng quỹ đền ơn đáp nghĩa hiện nay là bao nhiêu?

1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa là gì? Đối tượng nào được vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa?

Theo quy định tại Điều 173 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, quỹ đền ơn đáp nghĩa là quỹ được lập nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho những người có công, thân nhân của người có công; hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ, và quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ hoạt động không vì lợi nhuận.

Quỹ đền ơn đáp nghĩa là gì? Đối tượng nào được vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa
Quỹ đền ơn đáp nghĩa là gì? Đối tượng nào được vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa (Ảnh minh hoạ)

Đối tượng được vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa được quy định tại Điều 177 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, cụ thể gồm các đối tượng sau:

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã được vận động đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn mà cấp xã trực tiếp quản lý.

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện được vận động đối với:

  • Cơ quan của Đảng, MTTQVN, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp cấp huyện trực tiếp quản lý.

  • Cơ quan hành chính, cơ quan quân sự và công an, đơn vị sự nghiệp cấp huyện.

  • Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trên địa bàn cấp huyện.

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh được vận động đối với:

  • Cơ quan của Đảng, MTTQVN, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp cấp tỉnh trực tiếp quản lý.

  • Cơ quan hành chính, cơ quan quân sự và công an, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.

  • Doanh nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa trung ương được vận động đối với:

  • Cơ quan của Đảng, MTTQVN, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp.

  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp do cơ quan trung ương quản lý.

  • Cơ quan và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Ban cơ yếu Chính phủ, Cơ quan và đơn vị thuộc Bộ Công an.

  • Các tập đoàn, tổng công ty, doanh thuộc thuộc sở hữu của nhà nước do các cơ quan, tổ chức ưng ương trực tiếp quản lý, cơ quan, tổ chức tại nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế ở Việt Nam, người Việt Nam làm việc và sinh sống tại nước ngoài.

2. Mức đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 06/2015/TT-BQP quy định về mức vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa với mức đóng góp sau:

- Đối với người hưởng lương, đóng góp 01 ngày lương cơ bản/người/năm theo cách tính:

NLcb =

Mức lương cơ sở x hệ số lương

26 ngày

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đóng góp mức: 10.000 đồng/người/năm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu trích một phần lợi nhuận sau thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tiết kiệm trong chi tiêu để đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Mức đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa là bao nhiêu?
Mức đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, mức đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa chỉ được quy định đối với người hưởng lương và hạ sĩ quan, binh sĩ trong Bộ Quốc phòng. Còn đối với các đơn vị khác thì chỉ khuyến khích trích một phần để đóng góp vào quỹ, không quy định rõ mức đóng bao nhiêu.

3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa có bắt buộc không?

Tại Điều 176 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định:

Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa bao gồm: cá nhân, các cơ quan, đơn vị và tổ chức trừ đối tượng quy định tại Điều 178 Nghị định này.

Theo đó, đối tượng vận đóng đóng quỹ đền ơn đáp nghĩa là cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, trừ các đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp quy định tại Điều 178 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, gồm:

- Người chưa đủ 18 tuổi, người đã nghỉ hưu;

- Người đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh;

- Người khuyết tật; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội;

- Người đang theo học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Từ quy định trên thì quỹ đền ơn đáp nghĩa là vận động đóng góp chứ không phải bắt buộc.

4. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được sử dụng cho hoạt động nào?

Căn cứ Điều 181 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, quỹ đền ơn đáp nghĩa được sử dụng cho các hoạt động sau:

- Hỗ trợ người có công/thân nhân của họ khi gia đình khó khăn/khi đau ốm, khám chữa bệnh.

- Hỗ trợ địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi đối với người có công mà nguồn vận động ủng hộ thấp.

- Tặng quà cho người có công với cách mạng, thân nhân của liệt sĩ, cơ sở nuôi dưỡng và điều trị người có công.

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công hoặc thân nhân của liệt sĩ.

- Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ.

- Các hoạt động phục vụ việc quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa như: mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, vật tư, dịch vụ công cộng, các khoản chi khác), các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết và vận động để xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Các khoản chi này không vượt quá 5% tổng số thu hàng năm của quỹ tại từng cấp.

Trên đây là những thông tin về mức đóng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến: 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Chức năng, nhiệm vụ Quỹ Bảo vệ môi trường

Hiện nay, các hoạt động bảo vệ môi trường được nhận sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên có nhiều người chưa biết về Quỹ này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Quỹ Bảo vệ môi trường và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ này.