Doanh nghiệp cần biết: 7 khoản bị khống chế về thuế

Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân có quy định những khoản bị khống chế về thuế. Nếu vượt mức quy định thì doanh nghiệp phải nộp thuế mà không được trừ.

TT

Mức khống chế về thuế

Căn cứ

1

Doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

2

Tổng số chi có tính chất phúc lợi cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.

- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.

- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.

- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).

- Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC

3

Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

4

Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

Phần chi vượt quá 03 triệu đồng sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ 03 triệu đồng trở xuống sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC

5

Mức giảm trừ gia cảnh:

- Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

6

Mức hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không quá 10%, cụ thể:

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC

7

Chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP

Trên đây là những khoản bị khống chế về thuế. Ngoài ra, khi hạch toán thuế GTGT thì có nhiều trường hợp không được khấu trừ, để biết chi tiết hãy xem tại:

>> 9 trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục